Chuế Tế

Chương 838: Tiếng sấm trời bắc, cây đao đạp mộng (3)

Trải qua trước sau gần một năm mài giũa, Tiểu Thương Hà hiện giờ là một thanh đao.
Nó cứng rắn, thô và bén tới cực điểm, bởi vì nội bộ tồn tại vấn đề lớn, một khi gặp phải rối loạn gì là nó sẽ gãy vụn ngay. Xã hội nào đều là một tổng thể phức tạp, nhưng xã hội này bởi vì quá mức đơn nhất, gặp gỡ vấn đề, thiếu sót cũng quá mức đơn nhất, đã đi lên cực đoan.
Để chống dậy mảnh thung lũng này là niềm tin chịu đựng trong một năm nay, nhưng chỉ có niềm tin khiến nó yếu ớt kinh người, bẻ là gãy ngay. Nhưng niềm tin này cũng thiên chấp không sợ, cơ hồ đã lên đến đỉnh.
Nó giống như một thanh cương đao thép cứng đầy vết rạn, vung mạnh một đao có thể bị gãy vỡ ngay.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, kế tiếp, có ai có thể đỡ được nhát đao dốc hết sức này.
Ngày mười sáu tháng sáu Tĩnh Bình năm thứ hai, trên mảnh đất Tây Bắc ở bên ngoài vẫn cứ hỗn loạn, trong dãy núi có một đám người đang lấy thung lũng nho nhỏ làm kẻ địch giả tưởng, như hổ rình mồi. Trại Thanh Mộc phía bắc, không khí cũng túc sát, đề phòng uy hiếp từ lính Kim. Trong thung lũng sông này, tiếng kèn tập kết vang lên.
Tia chớp xẹt qua, rạch phá mây sét, dưới bầu trời Tây Bắc tụ tập mưa to. Không ai biết đây là đợt mưa sấm nào sắp đến.
Ngày này, cờ đen kéo dài, nhảy ra Tiểu Thương Hà, quân đội hơn chín nghìn người chuyển hướng tây, không có một chút chần chừ lao ra dãy núi, xông thẳng đến tuyến phòng thủ của Tây Hạ!
Tĩnh Bình năm thứ hai, ngày mười bảy tháng sáu, Tây Bắc, trời âm u.
Thành Diên Châu bụi bặm cũ kỹ, tường thành dày chắc dưới sắc trời âm u trông trầm tĩnh túc mục. Trên đường chính bốn phía thành trì, binh sĩ của Tây Hạ áp xe to ra vào tới lui. Ngoài ra, dọc đường đã không thấy lưu dân nhàn tản, tất cả ‘loạn dân’ đều đã bị bắt đi cắt lúa, khắp nơi, các con đường chính không cho phép lương dân đi ra ngoài. Nếu ai ra ngoài mà bị phát hiện thì hoặc bị bắt, hoặc bị giết ngay tại chỗ.
Đồng lúa quanh thành thị đã bị gặt hết tám phần. Nói về mặt lý luận, mấy ngày trước mớ lúa bị thu đi chỉ vừa kịp chín hạt to tròn, nhưng bởi vì người Tây Hạ vừa mới chiếm lĩnh khu vực này, nên khởi công sớm vài ngày. Trong mười ngày từ ngày bảy đến mười bảy tháng sau, sự tình hoặc thê lương hoặc bi tráng phát sinh trên mảnh đất này, nhưng chống cự rời rạc không được ích gì trước quân đội có chế độ chính quy, chỉ có nhiều máu tươi chảy ra thành tài liệu giết gà dọa khỉ của người Tây Hạ.
Đến hai ngày này, phản kháng thỉnh thoảng phát sinh cũng dần chết lặng, thi thể những người bị giết ngã trên bờ ruộng, ven đường, bị mặt trời gay gắt phơi và nước mưa gột rửa dần bốc mùi hôi, lộ ra xương trắng hếu. Đám bình dân bị xua đến cắt lúa tiếp tục làm việc trong mùi hôi thối như vậy.
Đồng lúa, thôn trang, đường, mạch nước, lấy thành Diên Châu làm trung tâm khuếch tán ra ngoài, đến khoảng ba mươi dặm về phía đông thì vào phạm vi núi hoang. Toái Thạch trang là một trang tử cách bên này xa nhất, phạm vi đồng lúa đến nơi này cơ bản đã ngừng lại, vì bảo vệ cửa núi bên này, cũng vì chặn đường lưu dân, giám sát thu lương, tướng lĩnh Tây Hạ Tịch Lạt Tắc Lặc ở bên này sắp xếp tổng cộng hai đội hơn tám trăm người, đã xem như nơi đóng giữ cỡ lớn.
Buổi sáng, tướng lĩnh Khôi Hoành đang ra lệnh cho một đội binh sĩ dưới trướng xua mấy trăm bình dân xuống đồng ruộng gần đó gặt lần cuối. Mảng lớn đồng lúa bên này đã bị gặt hết, còn sót lại lượng công việc phỏng chừng chỉ hơn một ngày, nhưng mắt thấy sắc trời âm trầm, không biết có đổ mưa hay không, hắn lệnh cho binh sĩ dưới tay tăng mạnh đốc thúc bình dân gặt lúa, phương thức tăng mạnh tự nhiên là quất và quát mắng càng nhiều.
Dưới bầu trời âm u, tiếng quất và chửi rủa liên tiếp xen lẫn tiếng khóc, rên đau của mọi người, về mặt khách quan thì đúng là tăng hiệu suất công tác, trong một chốc có cảm giác khí thế ngất trời. Khôi Hoành khá vừa lòng với việc này.
Tướng lĩnh phụ trách phòng ngự xung quanh tên là Mãnh Sinh Khoa, là một võ tướng khá nghiêm khắc, từ khi đóng giữ nơi này thì mỗi ngày tuần tra chưa từng nghỉ ngày nào. Lúc sáng sớm, Mãnh Sinh Khoa theo thường lệ kiểm tra trạm gác gần đó, dưới tay của hắn có tổng cộng bốn trăm người, trong đó hai trăm người đóng giữ trang tử thông qua đường chính, hai trăm người khác mỗi ngày tới lui tuần phòng xung quanh đường năm dặm.
Đương nhiên, từ đầu năm nay chiếm bên này cho đến qua nửa năm, xung quanh chưa bị đánh sâu vào quá lớn. Vũ triều yếu đuối, Chủng gia quân bỏ mạng, Tây Hạ thì có quan hệ tốt với Kim quốc, việc thống trị Tây Bắc là số trời xui khiến, người khác không đảm nhiệm được. Cho dù vẫn còn uy hiếp từ Chiết gia quân, nhưng người Tây Hạ sớm phái rất nhiều thám báo giám thị, lúc này đồng lúa xung quanh đã bị gặt hết, Chiết gia quân chỉ trấn thủ phủ châu, cũng bận rộn thu lương, ước chừng sẽ không ập đến.
Sau khi tuần thị theo lệ thường, Mãnh Sinh Khoa trở về trang tử.
Đến giờ tỵ, hai đội gồm trăm người tiên phong của Hắc Kỳ quân Tiểu Thương Hà đột nhiên xuất hiện trên sườn núi bên ngoài Toái Thạch trang.
Tiếng kèn cảnh báo vừa vang lên, Khôi Hoành ở gần đồng lúa vụt ngoái đầu nhìn, đoàn người giết tới đã như cơn lũ lao vào trang tử này.
Bạn cần đăng nhập để bình luận