Chuế Tế

Chương 402: Hang hổ - ác niệm (2)

Thực tế vào lúc này, người chân chính biết vì sao lại có hội thơ này thì không có mấy, không lâu sau, trận tụ hội bên này sôi động hẳn lên, thậm chí có nhiều bài thơ hay xuất hiện, thế rồi trong đám người mới lan truyền cái tin Lý Sư Sư ở ngay bên cạnh ...

Gần trưa, bên này bắt đầu chuẩn bị cơm nước, bên kia lại có người tới mượn vài thứ. Ngày hôm nay Sư Sư đến đây, tất nhiên là không ít người tới nơi này, nhưng không lâu sau, ngay cả đầu bếp cũng bị mượn đi. Sau đó lại có người đưa bái thiếp tới, mời nàng.

Cứ cự tuyệt bái thiếp này là lại có bái thiếp khác được đưa tới, cứ như vậy đến lần thứ tư, nha hoàn tiến vào thì thầm với nàng cái gì đó, Sư Sư nhíu mày:

- Đường Nguyệt? Phù Thu Sương? Bọn họ cũng tới ... định làm gì đây ...

Trong Phàn lâu, Sư Sư với hai người này không tính là hòa thuận, nhưng nếu định bí mật cùng người ta dìm mình trong hoàn cảnh thế này thì cũng không có khả năng, hơn phân nửa là trùng hợp. Nhưng chuyện đã tới mức này, nàng cũng không biết mình có cách nào để tiếp tục từ chối không.

Hôm nay nàng không muốn so đấu với ai cả, bất đắc dĩ xin lỗi với ba người Ninh Nghị một phen, rồi nói sự tình ra:

- Nếu có hứng thí thì chút nữa mọi người cùng sang đó xem sao ... Lập Hằng cảm thấy thế nào?

- Thôi!

Mà Ninh Nghị lại lần đầu tiên khước từ. Mấy cái hội thơ linh tinh đó quá nửa là phải viết thơ, mà hắn không phải không có hàng, nhưng những bài thơ đó là dùng cho Trúc Ký trong tương lai, để tạo thế cho việc mở quán, nếu dùng đi một bài là ít đi một bài, hiện giờ hắn rất keo kiệt. Vu Hòa Trung và Trần Tư Phong lúc đầu thật ra cũng không muốn cùng Sư Sư qua đó, nhưng thấy Ninh Nghị từ chối dứt khoát đến vậy, lại không khỏi nghĩ rằng hắn hơi mất bình tĩnh, thật không có khí phách. Mấy chuyện đệ nhất tài tử kia quá nửa là giả.

- Kỳ thực chưa hẳn là đã tránh được, nhưng tiểu muội sẽ sang nghe ngóng tình hình trước, đợi trở về rồi hãng nói. Đến lúc đó qua xem chút cũng là chuyện thú vị.

Dù sao cũng là người trong cuộc, chung quy là thân bất do kỷ. Sau khi cáo biệt ba người, rời phòng, nàng hít sâu một hơi, trở về làm một Lý Sư Sư đoan trang hào phóng mà lại chân thành cao nhã, gặp Đường Nguyệt và Phù Thu Sương thì cùng các nàng qua bên kia.

Hội thơ chính là hội thơ, chẳng có bao nhiêu tân ý để nói. Với nữ tử như nàng, không khí thoải mái hay khẩn trương cũng không có gì khác nhau. Dù Cơ Vãn Tình cũng ở đây, nhưng nàng chỉ tùy ý chào hỏi đối phương, gọi một tiếng "tỷ tỷ"

Cơ Vãn Tình lớn hơn nàng nửa tuổi, sau đó hai người cùng ngồi xuống bên một chiếc bàn nhỏ, cười nói chuyện với nhau, hoặc là nghe mọi người nói chuyện và ứng phó vài câu. Không lâu sau, nàng thật sự thấy nghi ngờ.

Đám Cơ Vãn Tình rốt cuộc là muốn làm gì? Chẳng lẽ thật sự chỉ là một cuộc thi thơ đơn giản? Trong khi Sư Sư cô nương nghi hoặc không thôi, đám người tới dự hội thơ cũng có những cảm nhận khác nhau.

Hiện tại cũng khá là náo nhiệt, đặc biệt là từ khi Sư Sư sang, mọi người cũng hướng tới bên này, hai bên hành lang đã được bày ra rất nhiều bồ đoàn hay bàn nhỏ, hai đến ba người cùng ngồi, cũng có người tùy ý đứng, nhưng không ít người đều nói chuyện, cố gắng thể hiện một hai trước hai vị hoa khôi.

Là một trong các hoa khôi thành Biện Lương, Cơ Vãn Tình khá là dịu dàng ôn hòa, thoạt trông như một vị hiền thê lương mẫu. Thân hình nàng cao ráo thon thả, vẻ biếng nhác của nàng lại là thứ hấp dẫn người ta nhất, nhưng nếu cẩn thận tiếp xúc thì sẽ nhận ra sau cái vẻ dịu dáng đó là khí thế như một bậc nữ vương. Lý Sư Sư thì lại thanh nhã tài trí, thân thể nhỏ nhắn xinh xắn, trong đó mang theo vẻ linh tính thanh tịnh, dường như nàng có thể nhìn thấu triệt bất cứ chuyện gì. Người ở cùng nàng thường sẽ cảm nhận được sự trong vắt khôn kể cùng yên bình, dường như mình cũng có trí tuệ để thấy rõ rất nhiều chuyện. Lúc này mọi người hỏi nàng về tiết mục định biểu diễn trong tiết Đoan Ngọ ngày mai, Sư Sư cười, giơ ngón tay lên, nói:

- Chuyện đó ... đương nhiên phải giữ bí mật, nhưng ở giữa có một đoạn thế này ...

Tình tang tính tang tang tang tình tang ...

Nàng giơ ngón tay chỉ rồi khẽ hát, người bên cạnh liền bảo:

- Nghe ra rồi nghe ra rồi ...- Ức Tần Nga ...

- Đâu phải, Thanh Ngọc Án, là Thanh Ngọc Án ...

- Tề Thiên Nhạc!

- Chắc chắn là Tề Thiên Nhạc ...

Mọi người ồn ào bàn cãi, không khí khá náo nhiệt, thậm chí có người còn khẽ ngâm vài câu của bài "Tề Thiên Nhạc" ra. Sư Sư ngồi đó, cười đến rực rỡ, sau đó lại chuyển đề tài sang phía Cơ Vãn Tình, để Cơ Vãn Tình cũng hé lộ một chút về buổi biểu diễn ngày mai. Qua lại như thế, cũng có người đem bài thi từ vừa làm xong sang, Sư Sư khẽ ngâm ngã.

Một ông được xưng là "Mặc công" ở Tuyển xã lên tiếng:

- Bài thơ Thiếu Nguyên vừa làm kia rất hay, Sư Sư cô nương không ngại thì nhìn xem.

Bài thơ kia được chuyền sang, Sư Sư chiếu theo mà hát lên, vừa hát vừa dùng ánh mắt ngạc nhiên và bội phục nhìn phía đối diện, Cơ Vãn Tình cũng ở bên vỗ nhịp.

Sau khi hát xong, nàng lại vô ý thức liếc Vu Thiếu Nguyên, sau đó cười nói với Cơ Vãn Tình:

- Chúc mừng tỷ tỷ ... đã tìm được lang quân như ý.

Ở phía đối diện, Vu Thiếu Nguyên chỉ cười mà không nói, nhưng trong lòng lại cảm thấy rằng vừa rồi Sư Sư cô nương đã rung động vì bài thơ của gã, sau một lát, lại lấy bút viết ra một bài thơ khác.

Không lâu sau, gia đinh bưng lên thức uống lạnh, trong lúc ngồi đó, mấy ông già cười nói với nhau. Bọn họ đều khá có danh tiếng ở thành Biện Lương này, có rất nhiều đệ tử. Như đám người Tuyển xã Mặc công, Tiết Công Viễn đang thảo luận xem Vu Thiếu Nguyên vừa nhập xã sẽ có tiền đồ như thế nào, mấy người còn lại thì đang nói về tiền đồ của những kẻ xuất sắc trong đám người, tương lai có thể bước lên con đường làm quan như thế nào, hơn nữa còn nói tới không lâu sau có thể từ trong đám người đó tiến cử ai gia nhập Quốc Tử Giám học tập, vân vân. Hoặc không thì phẩm bình thơ từ mình làm ra, với những dạng tụ hội thế này, bọn họ cũng khá hài lòng.

Những con người bốn năm mươi tuổi này, nói ra thì chưa chắc con đường làm quan của họ đã thông thuận, nhưng cũng coi như là qua cửa, tự nhận ra khó có thể thăng tiến hoặc là vì chuyện như vậy rồi bãi quan, sau đó dạy người hoặc là dùng học vấn đề cao địa vị của mình, nay coi như là người người đều tôn kính. Bọn họ cũng có quan hệ và quyền lực ở dạng này dạng kia, ví dụ như hàng năm có thể liên danh với triều đình, hoặc là quan viên này nọ đề cử nhân tài. Đối với tình trạng hiện thời, bọn họ cũng khá là hài lòng.

Mà ở bên kia, trong đám nam nữ trẻ tuổi đang xì xào điều gì đó.

- Hình như thế này là được rồi ...

- Bên kia vẫn đang được giám thị. Người vẫn chưa đi, quả thật là đến lúc rồi ...

- Có muốn làm vậy hay không?

- Đến lúc đó Lý sư Sư liệu có xuống đài được hay không ...

- Giờ nói cái đó làm gì, không phải các ngươi tới xem trò vui sao, đứng một bên mà xem đi!

- Có khi người ta thực sự có tài học ấy chứ ...

- Ta sớm điều tra rồi, đã hơn một năm chẳng làm ra được bài thơ nào, lại còn ở rể nữa! Đường Đàn, ta biết ngươi hứng thú với Bội quận chúa, bảo người nhà đi cầu hôn đi, sao phải theo bọn ta sang đây làm gì ...

- Ta chỉ muốn xem sư phụ nàng có thật là lợi hại như nàng nói không ...

- Nói cho ngươi biết, cho dù thực có tài học, thì có năng lực làm ra cái gì, ngay tại chỗ làm ra cái gì, nếu so kém Thanh Ngọc Án thì ta sẽ chỉ nói hắn là kẻ hết thời.

Một bài thơ như thế, cho dù thật sự hắn làm thì cũng cần bao lâu mới có thể viết ra ... Hơn nữa sau khi thi thơ từ thì ta lại thi những thứ khác nữa mà ...

- Ta cá hắn là kẻ lừa đảo, mua danh chuộc tiếng mà thôi ...

- Cho dù không phải vậy thì một đám người kiểm tra hắn, hắn cũng mất hết mặt mũi ... Đại sát tứ phương chỉ là trong thoại bản mà thôi. Nói cho ngươi biết, một người mà bị nhiều người nhìn chòng chọc thì sẽ yếu thế ngay!

- Ta cũng cá hắn là kẻ lừa đảo ...

- Tên lừa lọc, lấy chút tiếng tăm ở nông thôn, đến kinh thành rêu rao ấy mà ...

- Ta tới xem trò hay thôi ... Các người như vậy, sau này Bội quận chúa mà biết thì sẽ khóc thật lâu đó ...

Đám bên này có nam có nữ, ngoài mấy người trung tâm ra, phần lớn đều là tới xem trò vui, đương nhiên nếu có thể lôi được một tên lường gạt xuống đài thì bọn họ vẫn thích thú đứng nhìn, cũng đang chờ mong có cơ hội đánh chó mù đường. Nhìn một tên nhà quê bị bẽ mặt thì đúng là quá sung sướng.

Vì thế sau một lát, quận chúa Chu Tình bên Sùng vương phủ cười, nói rằng:

- Sư Sư cô nương, hôm nay vui vẻ như vậy, nếu lạnh nhạt với mấy vị bằng hữu của cô nương thì không được tốt cho lắm. Nghe nói là mấy người bạn thuở nhỏ của Sư Sư cô nương, như vậy thì cũng là bằng hữu của mọi người rồi, cứ mời họ tới đây tham gia với mọi người, như thế nào?

Với thân phận và địa vị của nàng, người ngoài tuy không cần phải sợ hãi, nhưng cũng không thể bỏ qua được, nàng nói xong, Mặc công cũng gật đầu:

- Như thế rất hay! Cứ thế đi, Sư Sư cũng đừng vội vã rời đi, hội thơ hôm nay có Sư Sư và Vãn Tình ở đây, ngày khác khi người ta nói tới cũng có thể tăng thêm thanh sắc rồi.

Sư Sư lòng còn đang nghĩ suy xem đám Cơ Vãn Tình định bày trò gì, nhưng đối với chuyện này thì không từ chối, gật đầu cười nói:

- Vậy cũng được, ta sẽ qua mời các vị huynh trưởng lại đây, chỉ là buổi chiều Sư Sư còn phải luyện tập, e là sẽ phải về sớm, mong mọi người không trách tội.

Tuy cũng từng đoán rằng đối phương sẽ xuống tay với người bên cạnh, nhưng Vu Hòa Trung và Trần Tư Phong là bạn hồi nhỏ, bọn họ không tiện ép hai người làm phú ngâm thơ hay dùng chuyện này để chế nhạo giễu cợt cả. Về phần Ninh Nghị, lúc này trong lòng nàng vẫn nghĩ tới "Cán Khê Sa" đó, căn bản là cần phải suy nghĩ về chuyện này. Hai người Vu Hòa Trung và Trần Tư Phong thì nàng sẽ lo lắng, nhưng Ninh đại ca ... Nàng khó mà sầu lo được, bởi vậy cũng không cần thiết phải suy nghĩ.

Không lâu sau, Sư Sư trở lại biệt uyển bên kia, đám người Ninh Nghị cũng hiểu rằng lần này không tiện chối từ người ta, đi qua xem cũng không sao nên qua cùng Lý Sư Sư. Lúc này đám người trong hội thơ đang truyền nhau xem bài thơ thứ hai của Vu Thiếu Nguyên, thậm chí có người còn khẽ nói rằng đây đúng là bài thơ kinh tài tuyệt diễm, thi thoảng có thể nghe được vài câu như "Thùy vãn mịch la thiên trượng tuyết, nhất tẩy ta hồn ly biệt. Doanh đắc nhi đồng, hồng ti triền tí, giai thoại niên niên thuyết ... " Người người tán thưởng không thôi, thoạt trông bài thơ thứ hai của gã khá là nổi trội.

Tuy cũng nhận được không ít sự chú ý, nhưng lúc này mọi người trên hội thơ còn đang bình phẩm những bài thơ khác, chỉ có vài người xung quanh là chắp tay chào bọn họ, đây cũng là lúc thích hợp nhất để dung nhập vào hội thơ. Dưới sự dẫn đường của Sư Sư, Ninh Nghị tìm một chỗ rồi ngồi xuống, sau đó ngẩng đầu cảm thụ vẻ náo nhiệt nơi đây.
Bạn cần đăng nhập để bình luận