Minh Triều Ngụy Quân Tử

Chương 739: Biên quân vào kinh

Chương 739: Biên quân vào kinh

Hai ngày sau, biên quân Liêu Đông đô ti Liêu Đông đô ti vào kinh đô, đóng quân bắc giao ngoài thành kinh sư, đoàn doanh vốn đóng ở bắc giao phụng mệnh triệt phòng, nhường lại đại doanh bắc giao cho biên quân Liêu Đông.

Bắc giao đại doanh tinh kỳ phấp phới, năm vạn biên quân ùn ùn vào doanh, dẫn tới vô số bách tính kinh sư ra khỏi thành quan khán, so sánh với tướng sĩ đoàn doanh áo giáp ngăn nắp, áo giáo biên quân mang cũ nát hơn nhiều, thậm chí có áo giáp bên trên còn lấp lánh quang mang màu đỏ sậm, sĩ tử và bách tính hơi có kiến thức thấy thế thầm kinh hãi, bọn họ biết, màu đỏ sậm trên áo giáp đó là máu, máu sau khi đã khô, không phải là của kẻ địch thì là của mình.

Đây là một đội quân bách chiến dư sinh chân chính, từ trong ra ngoài đều tỏa ra khí chất dũng mãnh, trong đội ngũ thỉnh thoảng nhìn thấy có sĩ tốt thương tàn người thì mất tai, người thì thiếu mắt, càng khiến các bách tính kính sợ, cũng tăng thêm rất nhiều sát khí cho đội quân biên cương này.Mua ebook truyện giá rẻ tại: v

Mỗi người đều minh bạch, những tướng sĩ dũng mãnh thương tàn này chính là phải chém giết đẫm máu cho sự bình an của bách tính và xã tắc Đại Minh, mỗi một vết thương trên người bọn họ, mỗi một khí tức trên người họ đều lưu lại để bảo hộ cho con dân Đại Minh. Nhìn đại quân sát khí tất lộ này, sĩ tử và bách tính vây xem ngoài cửa doanh từ trong đáy lòng cảm thấy an toàn.

Một quốc gia hơn trăm năm luôn sống trong ám ảnh chiến tranh, các con dân của nó hiểu rất rõ ý nghĩa của một đội quân uy vũ đối với quốc gia này.

Ngoài cửa đại doanh Bắc giao, không biết vị sĩ tử nào đi đầu, bỗng nhiên mở miệng lớn tiếng khen một câu "Biên quân Liêu Đông. Tráng tai!"

Tiếp theo tất cả sĩ tử bách tính đang vây xem tất cả đều sôi trào, mọi người đứng hai bên đường đều cúi người hành lễ với đội ngũ biên quân Liêu Đông.

Đội ngũ vẫn bước chân vững vàng chỉnh tề tiến về phía trước, chỉ là mắt của các tướng sĩ hơi ửng đỏ, lưng cũng ưỡn thẳng hơn, ở nơi bắc hàn chém giết đẫm máu nhiều năm. Lúc này, bọn họ cuối cùng cũng phát hiện mình không cô đơn.

Phía trước Đại quân, Tổng đốc Liêu Đông Diệp Cận Tuyền mặc khôi giáp mặt đầy bụi đất phong sương ngồi trên lưng ngựa, sắc mặt giống một khối đá thô bị gió lạnh thổi nhiều năm, chỉ có khi nhìn sĩ tử bách tính hai bên đường hành lễ phát ra từ nội tâm, ánh mắt hắn mới lộ ra một tia ấm áp.

Gió thu đang thổi, lá rụng bị gió cuốn bay đầy trời, Diệp Cận Tuyền ngửa đầu nhìn bầu trời ảm đạm, thở hắt ra một hơi.

Biên quân Liêu Đông đã tiếp nhận phòng vệ kinh đô, Tần Kham, ngươi sẽ có phản ứng gì?

Biên quân đóng quân ở kinh đô, Chu Hậu Thông vừa lên đế vị cảm thấy bất an, ngay đêm triệu tập nội các và lục bộ thượng thư tới thương nghị.

Vị trí Hoàng đế còn chưa ngồi vững, quyền thần trong triều còn chưa trừ bỏ, căn cơ của mình lại bạc nhược gió thổi qua là đổ, vào thời kì mấu chốt mẫn cảm như vậy, biên quân Liêu Đông lại vào kinh.

Việc này thật sự là không thể trách ai được, dù sao đây là cũng là kết quả sau khi nội các và các quần thần đình nghị trước khi Chu Hậu Thông đăng cơ, lúc ấy Chính Đức mất tích, nước mất quân chủ, phiên vương các nơi rục rịch, điều biên quân tăng phòng kinh sư cũng là việc nên làm.

Nhưng hiện giờ Chu Hậu Thông đã đăng cơ, đang từng bước tiếp nhận đại quyền triều chính. Lúc này biên quân tới lại không hợp thời, dù sao tiểu Chu và tướng sĩ biên quân vẫn chưa quen nhau, hơn nữa hắn cũng không muốn quen với các tướng sĩ, mọi người cứ bảo trì khoảng cách thì tốt hơn, cách càng xa thì càng thấy an toàn, ở ngay dưới mí mắt, trẫm hàng ngày sống cũng khó.

Đáng tiếc cái nhìn của các Đại học sĩ nội các không như Chu Hậu Thông.

Dương Đình Hòa kiên quyết phản đối dời biên quân khỏi kinh sư, thứ nhất đại quân vất vả đường xa, vừa tới kinh sư thì người kiệt sức, ngựa hết hơi, nếu lại điều các tướng sĩ thì sẽ tâm sinh bất mãn, sợ sẽ tạo phản, thứ hai mặc dù tân hoàng lên ngôi, nhưng phiên vương các nơi Đại Minh cũng không phục, trong các đất phong ngoài mặt thì gió êm sóng lặng,, kì thực sóng ngầm dũng động, có biên quân Liêu Đông thủ vệ kinh đô, ít nhất có thể đảm bảo kinh sư được bình an nhất thời.

Nói đến lý do, Dương Đình Hòa đổi đề tài, lại nsoi về lễ nghị chi tranh, thúc giục Chu Hậu Thông mau chóng đổi cha, nhưng ý tứ biểu lộ rất hàm súc, các phiên vương có thừa nhận tân hoàng đế hay không, phải xem ngươi lựa chọn thế nào, mau chóng nhận tiên đế Hoằng Trị làm cha có lẽ có thể khiến cho các phiên vương câm miệng.

Lời nói của Dương Đình Hòa không nghi ngờ gì nữa làm Chu Hậu Thông nổi trận lôi đình, quân thần tan rã trong không vui, chuyện điều biên quân Liêu Đông không giải quyết được gì.

Vào lúc cầm đèn, sĩ tốt thủ vệ cửa An Định kinh sư lười biếng chuẩn bị đóng cửa thành thì ngoài cửa thành một đôi bàn tay hữu lực bỗng nhiên giữ cửa thành đang đóng lại, chủ nhân của hai tay này lực rất lớn, cửa thành hợp sức của bốn người mới có thể đóng lại lại bị đôi bàn tay to này giữ chặt, không thể động đậy.

"Đợi đã. Chúng ta muốn vào thành."

Sĩ tốt Thủ vệ giận dữ, đang định mở miệng quát mắng, ngẩng đầu nhìn thì thấy một chiếc nha bài bằng ngày voi từ ngoài cửa thò vào.

"Cẩm y thân quân, trấn phủ sứ, Đinh."

Sĩ tốt ngây ra một lúc, tiếp theo vẻ mặt lập tức trở nên kính sợ dị thường, lập tức mở cửa thành ra thì thấy hơn mười đại hán mặc áo đen ngồi trên lưng ngựa, vẻ mặt đạm mạc nhìn cửa thành, mà người vừa đưa nha bài thì lại rất ân cần đón mọi người vào trong thành.

Trong Bắc trấn phủ ti, Tần Kham và Diệp Cận Tuyền ly biệt nhiều năm cuối cùng cũng gặp lại.

Mười năm qua, hai người trời nam đất bắc, lại thủy chung tín nhiệm nhau, kinh sư phàm là hỏa khí mới được nghiên cứu chế tạo, Tần Kham ngay lập tức sẽ nghĩ biện pháp để Binh bộ lượng sản, nhóm đầu tiên sẽ vận tới Liêu Đông để trang bị cho biên quân, trong triều phàm là có người hạch tội gây bất lợi cho Diệp Cận Tuyền, Tần Kham luôn sẽ nghĩ biện pháp đàn áp, mùa đông năm Chính Đức thứ mười một, giám quân ngự sử Liêu Đông đô ti Liêu Đông đô ti Thạch Đình Nghi mật sớ hạch tội Tổng đốc Diệp Cận Tuyền bài trừ dị kỷ, sắp xếp thân tín vào trong quân, sau khi tác chiến với bộ lạc Thát Đát thậm chí ngầm đồng ý cho tướng sĩ dưới trướng giết tù binh, tổng cộng hơn mười tội danh, tấu chương tới kinh sư, chư thần triều đường bất an, đều thượng sớ thỉnh cầu bỏ cũ thay mới Tổng đốc Liêu Đông, bắt Diệp Cận Tuyền về tra hỏi, việc này Tần Kham mất rất nhiều thời gian, thậm chí vì chuyện này mà hai gã cấp sự trung đi đầu phải vào chiếu ngục, thêu dệt tội danh rồi lưu đày biếm trích mới bình ổn được.

Biên quân Liêu Đông hiện giờ tác chiến với Thát Đát phía bắc dần dần đã xoay chuyển chiến cuộc bại nhiều thắng ít, Diệp Cận Tuyền trị quân có phương pháp là nguyên nhân, mà Tần Kham đang ở kinh sư lặng lẽ hộ giá hộ tống cho Liêu Đông cũng không phải không có công.

Hai người gặp nhau, vẻ mặt thậm chí không hề có một tia kích động.

"Vì nước trấn thủ biên cương nhiều năm, sư thúc chịu khổ rồi." Tần Kham thi lễ.

"Để bảo bể giang sơn bấp bênh này, Tần Công Gia chịu khổ rồi." Diệp Cận Tuyền mặc giáp ôm quyền đáp lễ.

Hai người đồng thời đứng dậy, nắm tay nhau ngửa mặt lên trời cười to.

Năm ngày sau, khoái mã truyền đến mật báo của giám sát ngự sử Thiên Tân Phương Tuân. Mật báo bỏ qua nội các, Trực tiếp trình vào hoàng cung.

Triều hội hôm sau, thanh âm bất lợi cho Tần Kham trong kim điện càng lúc càng hỗn loạn. Theo mật báo của Phương Tuân, vấn đề Thiên Tân rất nghiêm trọng, "Thiên Tân thị bạc ti từ thái giám ti lễ giám phái tới, Thiên Tân từ tri phủ, Đô Chỉ Huy Sứ ti, thị bạc ti, Cẩm Y vệ Thiên hộ sở, Đông Hán chưởng ban, từ trên xuống dưới đều thông đồng với nhau, gần như là đồng khí liên chi, thần phụng chỉ kiểm tra thực hư trướng mục cảng đông, sự thiếu đủ của Thủy sư thì gặp rất nhiều cản trở, quân dân trên dưới Thiên Tân chỉ biết họ Tần, chứ không hề biết tới triều đình."

Sự chỉ trích trong Bản tấu chương này có thể nói là cực kỳ nghiêm trọng, cơ hồ chẳng khác nào chỉ vào mũi Tần Kham nói hắn tạo phản. Trong Triều đường thanh âm hạch tội Tần Kham tất nhiên ngày một to hơn, mà vẻ mặt hiền lành thân thiết Chu Hậu Thông cố gắng bày ra với Tần Kham cũng dần dần có biến hóa.

"Chiếu lệnh Cẩm Y vệ Bắc trấn phủ ti chỉ huy đồng tri Tiền Ninh rời kinh tới Thiên Tân điều tra những việc bất hợp pháp."

Đây là chiếu dụ của Chu Hậu Thông, sát khí trong chiếu dụ rất rõ ràng.

Tiền Ninh mang đầy sát khí ngực đút thánh chỉ rời kinh, Binh bộ thượng thư Nghiêm Tung lại ở trong kim điện chuyển thủ thành công, quỳ xuống đất thỉnh cầu luận lại về lễ nghị.

Đề nghị này lập tức dẫn tới sự cộng hưởng của văn võ bá quan trong điện.

Việc Lễ nghi này trước mắt là cái gai trong lòng bách quan, làm việc gì đầu tiên cũng phải chính danh, huống chi đường đường là thiên tử tôn sư, Chu Hậu Thông nếu không nhận Hoằng Trị làm cha, thì không thuộc Hoằng Trị nhất mạch, "anh chết em thay" trong tư tưởng nho gia chính thống, điều kiện tiên quyết là hai huynh đệ phải cùng cha, nếu không thể đổi cha, như vậy thân phận của Chu Hậu Thông có khác gì nhi tử của Vương thúc thúc cách vách ngoài hoàng cung? Ngôi vị hoàng đế vì sao phải trao cho ngươi?

Lời nói của Nghiêm Tung khiến vẻ mặt của Chu Hậu Thông lập tức trở nên âm trầm, ngồi trên long ỷ lạnh lùng nhìn chằm chằm hắn hồi lâu, không đợi không nghĩ xem nên ứng đối như thế nào, đại thần khác đã tốp năm tốp ba ra khỏi hàng, trăm miệng một lời thỉnh cầu thiên tử đổi sang nhận Hoằng Trị làm cha, cũng dùng danh nghĩa con nối dòng gia phong thụy hào cho Hoằng Trị.

Chu Hậu Thông cuối cùng cũng nổi giận, hắn dù sao cũng chỉ có mười hai tuổi, tâm trí lòng dạ của yêu nghiệt tới mấy thì chung quy lịch duyệt vẫn quá ít, văn võ cả triều đều là lão hồ li lăn lộn trong triều mấy chục năm, Chu Hậu Thông làm sao mà đấu được.

Trên Triều hội, quân thần hai phương không ngoài dự kiến lại cãi nhau.

Chu Hậu Thông và Tần Kham đều đang mượn thế, đổi công thủ với nhau, quân thần hai người cứ như vậy ngươi tới ta đi.

Triều hội kết thúc với việc Chu Hậu Thông hầm hầm phất tay áo bỏ đi, nhưng mà, đây chỉ là kết thúc trong suy nghĩ của cá nhân Chu Hậu Thông.

Hoạn quan Trực nhật gân cổ hô "Bách quan bãi triều" rồi vội vàng đi theo Chu Hậu Thông quay về điện Cẩn Thân thay quần áo, nhưng văn võ bá quan trong điện thì lại không nhúc nhích.

Lễ nghi chi tranh, là lễ chế nho gia đã định, là nguyên tắc c triều thần, nguyên tắc th không thể phá, danh bất chính thì ngôn bất thuận, để hoàng đế không nguyện đổi nhận phụ thân đăng cơ thì có ý nghĩa gì? Giang sơn vốn thuộc về Hoằng Trị nhất mạch chẳng phải là từ nay về sau chắp tay nhường cho người ngoài à? Giang sơn đang tốt đẹp, không phải lo nội ưu cũng không lo ngoại xâm, lại mạc danh kỳ diệu tặng giang sơn cho chi thứ, đám đại thần bọn họ từ nay về sau sẽ để lại tiếng xấu gì trong sách sử?

Các đại thần Trong điện trầm mặc không nói, không động, mưa rền gió dữ đáng sợ trong sự yên tĩnh đang từ từ thành hình.

"Lễ chế của Khổng Tử, thiên hạ mới yên, lễ nhạc truyền cả ngàn năm, thánh thiên tử há có thể phớt lờ? Nghiêm mỗ bất tài, nguyện dùng tử gián, trong đại điện yên ắng, Nghiêm Tung cắn răng hét lên một tiếng tuyên truyền giác ngộ.

Ngay sau đó, một người trông không bắt mắt, nhưng lai lịch lại rất lớn đứng ra khỏi hàng, người này là Dương Thận.

Nói hắn không bắt mắt là vì chức quan của hắn, thông chính ti tả tham nghị, quan văn tứ phẩm nho nhỏ, nói hắn lai lịch rất lớn, là vì thân phận của hắn rất bắt mắt, vừa là con trai của Dương Đình Hòa, thủ phụ Đại học sĩ đương triều, vừa là Trạng Nguyên công năm Chính Đức thứ sáu, lại là ân sư thụ nghiệp của tiểu công gia Tần Khang, trưởng tử của Ninh Quốc Công Tần Kham.

Lúc Nghiêm Tung vung tay hô to, Dương Thận là người đầu tiên đứng dậy, hô lên một câu danh ngôn phấn chấn lòng người, vang dội thiên cổ.

"Ta đi cùng nghiêm thượng thư! Quốc gia nuôi sĩ một trăm năm mươi năm, trượng tiết tử nghĩa, chính tại hôm nay."


Bạn cần đăng nhập để bình luận