Trọng Sinh Nàng Vẫn Vô Vị Như Trước

Chương 43


Tin đồn về trấn Phượng Hoàng nhanh chóng lan truyền khắp thành Trường An, gần như là tất cả phố xá đều biết.
Nhưng mà Thẩm Nghi Thu ngày nào cũng lười biếng nằm ở trong sân, mấy người tỳ nữ cũng đều đi theo chủ nhân, cũng thờ ơ với mọi chuyện, cho nên hai ba ngày sau, bài hát đồng d.a.o kia mới đến truyền đến tai Thẩm Nghi Thu.
Lúc đó nàng đang nằm phờ phạc ở trên giường, Tương Nga cùng Tố Nga, một người cầm cái quạt quạt mát, một người thì lột vỏ quả nho ướp lạnh đưa vào miệng màng.
Hằng năm cứ tới mùa hè là Thẩm Nghi Thu lại dễ dàng giảm cân. Mọi năm cứ tới thời tiết này là nàng lại ăn không ngon, ngủ không yên. Chỉ cần ăn một lần cơm canh thịt cá là đã chán ngấy, vì vậy nàng chỉ ăn một ít rau xanh và hoa quả tươi.
Không được mấy ngày, mấy miếng thịt mới nuôi được thêm lại biến mất, cằm nhọn nhô ra, nhìn rất đáng thương.
Tương Nga ở một bên vừa lột nho vừa nói:

Sớm biết tiểu nương tử gầy đi nhanh thế này, vài ngày trước cắt y phục nên bảo họ cắt nhỏ hơn một chút.
Tố Nga nói:
Thôi đi, tiểu thư năm sau xuất giá rồi. Những thứ y phục này đến lúc đó không hợp với hình thức nữa. Dù sao cũng mặc nốt mùa hè này rồi cũng để lại tất cả ở đây thôi.
Tương Nga tiếc nuối nói:
Đều là chất vải thượng hạng tốt như thế này, không bằng cứ mang hết đi. Sau này có tiểu nương tử hoặc tiểu lang quân, đổi thành may mấy bộ đồ lót nhỏ nhỏ, mềm mại dễ chịu lắm.
Thẩm Nghi Thu cười nói:
Mọi chuyện còn chưa ra đâu vào với đâu, người tính toán xa quá đấy.
Tương Nga chân thành đáp lời:
Đâu có xa gì đâu chứ. Đầu tháng sáu hạ quyết định rồi, trễ nhất thì tới cuối sang năm là thành lễ. Đến mùa thu sang năm nữa là có tiểu lang quân cùng tiểu nương tử nhỏ rồi.
Thẩm Nghi Thu còn chưa kịp nói gì, Tố Nga cũng hào hứng, bẻ ngón tay nói:
Đầu tiên tốt nhất nên là một tiểu lang quân nho nhỏ, thứ hai thì nên là một tiểu nương tử, thứ ba thì ...
Thẩm Nghi Thu dở khóc dở cười, nhưng nghe bọn họ xôn xao ồn ào, trong lòng không khỏi cũng sinh ra mấy phần mong ước.
Đời trước, điều nàng tiếc nuối nhất là không thể sinh được đứa con của mình. Nếu ít nữa có con, nàng sẽ tự tay may thật nhiều cái áo nhỏ, áo choàng nhỏ, giày nhỏ, quần nhỏ và mũ nhỏ .v..v..
Ngoài ra mùa đông thì phải may áo lông chồn, nhất định phải dùng chỗ lông mềm mại nhất.
Nàng nghĩ đi nghĩ lại tới mức xuất thần, Tố Nga nhìn ở trong mắt rồi quay đầu sang nháy mắt với Tương Nga:
Tiểu thư nhất định là sẽ có rất nhiều tiểu lang quân cùng tiểu nương tử. Đến lúc đó từ cao tới thấp, từ lớn tới nhỏ, xếp một hàng dài sau lưng. Từng đứa nhỏ đều đẹp mắt giống như tiểu thư

nhà chúng ta ... ách ... Tiểu thư ăn nhiều nho vào một chút, đông con nhiều phúc ...
Thẩm Nghi Thu đỏ mặt, xoay người ngồi dậy. Rút quạt tròn trong tay nàng ra, cầm ngược quạt lên, dùng cán trúc hoa của quạt gõ nhẹ lên trán nàng:
Càng nói càng không có phép tắc. Vào trong viện của ta đem một nửa sợi tơ đến đây!
Tương Nga vội nói:
Tiểu thư thân thể không thoải mái, tội gì phải tốn sức làm những đồ vật kia, để đấy cho bọn nô tỳ làm là được.
Tố Nga che miệng bật cười:
Có một số việc ngươi có thể làm thay được, nhưng cũng có những cái ngươi lại không thể làm được. Ngươi có biết ta đang nói đến cái gì không?
Tương Nga cũng cười, nháy mắt mấy cái:
- Nô tỳ đương nhiên là biết cái gì rồi.
Thẩm Nghi Thu lười biếng nói chuyện với bọn họ, nàng với tay lấy tấm lụa ngũ sắc mới đan được nửa chừng. Đoan Ngọ năm nào nàng cũng dệt một ít vải Trường Thọ để gửi sang nhà cậu, bây giờ lại có thêm một nơi phải gửi nữa ...
Nàng gom các loại sợi tơ lại một chỗ, trong đầu liên tưởng ra các loại hoa văn khác nhau, tự dưng trong lòng lại tràn ra một chút nhu tình.
Dần dần, tiếng cười của các nàng tỳ nữ nhỏ dần lại. Nàng còn chưa kịp nhận ra thì trời đã đổ mưa, những hạt mưa rơi trên mái hiên rồi rơi xuống những bậc đá khiến nàng nhớ tới cung điện sâu thẳm và những đêm dài trong thâm cung. Rồi vô thức cơn mưa cũng đưa dòng suy nghĩ của nàng trôi đi xa tới một nơi không rõ...
Nàng chưa nhận ra mình lại cảm thấy buồn ngủ, cánh tay bắt đầu chậm lại rồi dần dần rũ xuống ..
Đúng lúc này nàng nghe Tố Nga nói loáng thoáng với Tương Nga:
Đúng rồi hôm qua ta mới nghe được hai câu nói kì lạ của tụi trẻ con, không biết ngươi đã nghe qua chưa?

Tương Nga nói:
- Là chuyện quái lạ về cây ngô đồng ở Thiện Thọ tự sao?
Sự tình về cây ngô đồng Thẩm Nghi Thu đã từng nghe qua, vừa nghe nàng liền biết đại bá của mình không biết lại được vị "cao nhân" nào chỉ điểm, hòng muốn giúp Tam tỷ tạo thời thế.
Mà cũng không suy nghĩ một chút xem Uất Trì Việt là ai? Sao có thể bị loại thủ đoạn vụng về này ép hắn đi vào khuôn khổ được. Thẩm lão phu nhân nếu biết sợ là cũng sẽ trách cứ Thẩm đại bá một phen.
Nàng cũng chỉ nghe qua một lần rồi ném ra sau đầu. Tuy nói chuyện này khiến Thẩm gia mất hết mặt mũi, nhưng nàng cũng đã sớm coi nhẹ những chuyện hư danh này. Dù sao cũng coi như để toàn kinh thành này xem truyện tiếu lâm, muốn cười thì cứ cười đi.
Tố Nga nói tiếp:
Đây chỉ là một đoạn trong số đó. Còn đoạn khác nữa cơ. Tương Nga trả lời:
Đoạn kia thì ngược lại ta chưa từng nghe qua.
Tố Nga đắc ta cười một tiếng:
Ngươi không biết đúng không? Hai đoạn này thực ra chỉ là một chuyện thôi, đều nói về cháu gái lớn của Thẩm lão phu nhân - Thẩm tam nương.
Thẩm Nghĩ Thu nghe tới đây, cơn buồn ngủ lập tức vơi đi phân nửa. Trong lòng nàng lại ẩn hiện chút bất an, chẳng lẽ đại bá của nàng lại làm những hai chuyện ngu xuẩn cùng một lúc sao?
Đang thắc mắc lại nghe Tố Nga nói:
Ngươi không biết đâu, gần đây bên ngoài người ta đang lưu truyền khắp nơi một bài ca dao, là hát như thế nào nhỉ ... khụ ...
Nàng hắng giọng một cái, nhỏ giọng hát:
Thần Thủy Tương, khắc Phượng Hoàng, sơn son thếp vàng, ngọc bội ...
Trái tim Thẩm Nghi Thu như đông cứng lại, vội vàng ngồi dậy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận