Sau Khi Xuyên Thành Nha Hoàn Hầu Phủ
Chương 135
Một chậu ốc đồng lớn đưa cho nương tử Lưu gia một bát, còn lại Khương Đường và Tĩnh Mặc mỗi người cầm một xiên trúc nhỏ, chậm rãi mà ăn.
Trước tiên bỏ phía vỏ ngoài cùng, ăn ớt khô tỏi băm nhỏ, sau đó ăn miếng thịt ốc, hai người ăn đến trên ngón tay đều là dầu cay, miệng bị cay đỏ ửng lên.
Tĩnh Mặc cúi đầu cười nhẹ: "Lần này trở về, người cũng béo lên một vòng.”
Nàng ấy thấy ngày mùa thu hoạch đã được một nửa rồi, chỉ cần ông trời phù hộ, vừa thu hoạch vừa phơi khô thì sẽ rất nhanh xong.
Chỉ có điều trên trời đột nhiên giáng một tia sét xuống.
Khương Đường đang cầm thịt ốc ở trong tay thiếu chút nữa bị dọa rớt: "Có sét phải không? Muốn mưa hả? Chúng ta ra ngoài xem thử, đừng để lương thực bị ướt.”
Thực phẩm khô dễ bị mốc, thực phẩm mốc và thực phẩm tốt không chỉ có hương vị khác biệt mà còn không bán được giá cao.
Khương Đường và Tĩnh Mặc vội vàng chạy ra ngoài, nhìn thấy một tia chớp khác xuất hiện trên bầu trời đen kịt, sau đó là một tiếng sấm chợt vang.
Tất cả người ở thôn trang, từ già đến trẻ đều chạy ra khỏi nhà, đến sân phơi lúa thu lương thực, sau đó nam nhân khiêng lương thực vào nhà.
Thóc và lúa mạch chưa bóc vỏ dùng xẻng và ki hốt vào trong bao bố, Khương Đường và Tĩnh Mặc phụ bọn họ thu vào, mặc dù trên trời muốn mưa nhưng động tác của bọn họ còn nhanh hơn.
Trước khi giọt mưa đầu teien rơi xuống, tất cả lương thực đều đã được thu vào.
Nếu như không thu hết thì vẫn có thể phủ bạt lên, nhưng hôm nay không dùng vải bạt.
Khương Đường và Tĩnh Mặc mệt đến thở hồng hộc, đây thật sự là đang tranh lương thực với ông trời mà.
May mà tất cả các lương thực đã được thu hết rồi, cửa ải cuối cùng, chịu đựng qua hai quý, nhất định không thể xảy ra chuyện gì được.
Khương Đường: "Còn chưa ăn xong đâu, ta về hâm nóng lại. Cũng không biết trời mưa đến khi nào, nếu như ngày mai trời nắng, còn có thể xuống ruộng thu hoạch.”
Tĩnh Mặc lắc đầu, "Ta cũng không biết.”
Khương Đường: "Hy vọng mưa tạnh sớm một chút.”
Mưa như trút nước suốt đêm, sáng hôm sau, nương tử Lưu gia đội nón rộng vành bất chấp mưa to mang đồ ăn và củi lửa đến cho hai người, "Khương cô nương, trời mưa to quá, hôm nay đừng ra ngoài."
Mưa to như vậy khẳng định không cách nào ra ruộng, cho dù mưa tạnh cũng phải chờ đất trong ruộng khô lại, nếu không giẫm vào không có cách nào nhấc chân lên được.
Khương Đường gật gật đầu, "Được, thẩm tử không cần lo lắng cho hai chúng ta."
Ngày mùa thu hoạch lại mưa, hai người cũng chỉ có thể ngồi không ở trong phòng.
Khương Đường và Tĩnh Mặc đến mùng năm, hôm nay là mùng bảy, cũng không biết là có thể phơi khô lương thực trước Tết Trung Thu hay không.
Mưa liên tục hai ngày, đến sáng ngày mùng tám mới tạnh.
Trời xanh không mây, trên trời treo một áng cầu vồng lờ mờ, không khí sau cơn mưa nồng nặc mùi đất, lá cây xanh biếc hơn trước kia rất nhiều.
Chỉ có điều chịu thêm một trận nữa thì sẽ úa vàng.
Mực nước sông dâng cao, lúc này không thể ra ruộng, mà quét sạch nước đọng trên sân phơi, sau đó đem lương thực phơi trên mặt đất.
Khương Đường đi ra ruộng dạo một vòng, đúng là không dễ đi, chỉ có thể chờ đợi nước mưa ngấm hết vào đất.
Mưa vừa dừng, Xuân Đài liền tới đưa thức ăn, Khương Đường làm bữa trưa, buổi chiều thấy thời tiết không giống như sắp mưa, đợi đến tối, Lưu quản sự để lại người canh gác ở sân phơi lúa, một khi trời mưa liền dặn người đó gọi người trong thôn dậy.
Đêm nay an nhiên không có việc gì.
Nhưng bởi vì trời mưa, lương thực đang trong ruộng ngâm nước, phải phơi nắng nhiều ngày mới có thể cân được.
Khương Đường cũng muốn nhanh chóng trở về để làm một ít bánh trung thu vào Tết Trung thu, lúc này thực sự không về được.
Tĩnh Mặc hỏi, "Có thể nướng ở đây không, dặn Xuân Đài mua đồ tới.”
Xuân Đài hình như về Thịnh Kinh, bởi vì có đôi khi rau và thịt mang đến không có sẵn ở đây.
Khương Đường: "Vậy cũng được.”
Nướng bánh trung thu không cần thiết phải dùng lò nướng bánh mì, lò bếp thông thường cũng có thể làm được, dù sao bánh trung thu đã có lịch sử hàng nghìn năm, đều là dùng lò làm.
Cẩm Đường Cư không bán bánh trung thu, vì vậy Khương Đường muốn làm tự ăn, còn cho Cố Kiến Sơn và Lục Cẩm Dao một phần.
Liền làm nhân hạt sen lòng đỏ trứng, nhân ưa thích của Khương Đường.
Còn phải là hai trứng, Khương Đường cảm thấy nhân lòng đỏ trứng hạt sen ngon hơn các loại nhân khác.
Khương Đường dặn dò Xuân Đài mua nguyên liệu, chiều ngày mùng chín liền đưa đến, nàng dựng một cái lò nướng đơn sơ, cả ngày bận làm bánh trung thu.
Cái này làm nhanh, đến mai là có thể đưa qua.
Lục Cẩm Dao hoàn toàn không có ý định bán bánh trung thu, bởi vì tết trung thu, một năm chỉ ăn một lần, dù sao cũng ăn không được hai khối. Nàng ấy gửi bạc cho Cố Kiến Châu liền an tâm ở Bình Dương Hầu phủ dưỡng thai.
Phong cảnh trong phủ rất đẹp, nàng ấy ở trong viện khi chưa xuất các.
Mấy chị dâu trong nhà thường xuyên tới quan tâm, mấy huynh đệ chăm sóc có thừa, ấu muội nhu thuận đáng yêu, Lục Cẩm Dao không có gì không vừa lòng.
Trần Thị là người từng trải, biết cách chăm sóc người mang thai, lần trước bà gặp Lục Cẩm Dao là hai tháng trước, đã lâu không gặp, thấy Lục Cẩm Dao khí sắc tốt, chắc hẳn là không chịu ấm ức gì ở phủ Vĩnh Ninh Hầu.
Lục Cẩm Dao cũng thành thật nói: "Mặc dù phu quân con không có ở nhà nhưng mẹ chồng con là người thấu tình đạt lý, hiện tại mỗi ngày chỉ chơi mạt chược, cũng không có chuyện gì phiền lòng. Mặc dù đường muội đường đệ bên Nhữ Lâm tới tuổi còn nhỏ, nhưng cư xử rất có chừng mực, mẫu thân giúp con để mắt đến những công tử cùng độ tuổi được không?”
Về phần Hàn Thị - người nàng ấy không thể hòa hợp duy nhất, Lục Cẩm Dao không nói ra.
Có không hợp ý đến đâu thì cũng là tẩu tử, lại nói đợt này Hàn Thị coi như thấu tình đạt lý.
Trần Thị vỗ nhẹ vào tay Lục Cẩm Dao, nói: "Cái này thì dễ mà. Nàng mới mười ba tuổi phải không, cũng không vội, chờ huynh trưởng của nàng thi xuân xong thì sắp xếp việc hôn nhân là được. Đúng rồi, khi nào Kiến Châu trở về, bây giờ hắn ở công bộ, trị thủy có thuận lợi không?”
Đối với Lục Cẩm Dao, Trần thị không có gì lo lắng, Cẩm Đường Cư làm ăn tốt, Lục Cẩm Dao hẳn là kiếm được không ít tiền, cuộc sống hẳn là rất thoải mái.
Nhưng Trần Thị vẫn mong Lục Cẩm Dao có thể giúp đỡ trong nhà.
Lục Cẩm Dao là nữ nhi của phủ Bình Dương Hầu đã gả ra ngoài, mấy huynh đệ đều có chức quan nhưng so với Cố Kiến Châu thì không bằng, huynh muội là người thân thiết nhất, nên giúp vẫn giúp.
Lục Cẩm Dao hiểu được ý của mẫu thân, nàng ấy nghĩ thế này, nếu là chuyện không khác người thì nhất định se giúp. Đại gia tộc có vinh cùng vinh có nhục cùng nhục, nàng ấy cũng hi vọng nhà mẹ đẻ phát triển không ngừng, ngày càng phồn vinh.
Nhưng không giúp được, Lục Cẩm Dao cũng sẽ không mở miệng nói với Cố Kiến Châu.
"Cách nhau rất xa, hơn nửa tháng viết phong thư, chuyện bên kia hắn sẽ không nói với con." Lục Cẩm Dao khẽ thở dài, "Lộ Trúc và Tinh Tương cùng hắn đi Điền Nam, con cũng không gặp được, đoán chừng nếu thuận lợi thì tháng chín có thể trở về một chuyến.”
Trần thị không hỏi tiếp nữa mà chuyển lời nói: "Khương Đường kia đâu, sao không cùng con trở về?”
Lục Cẩm Dao nói: "Con để cho nàng đi thôn trang, nàng hiện tại là nha hoàn nhị đẳng, qua một thời gian, con dự định đề nàng thành nha hoàn nhất đẳng.”
Đây là chuyện riêng của Lục Cẩm Dao, Trần thị cũng không muốn hỏi quá nhiều, bà cẩn thận dặn dò: "Văn tự bán mình con phải giữ cho thật kỹ, đừng để nàng sinh dã tâm. Con nói công thức của Cẩm Đường Cư đều mua từ chỗ nàng, công thức cũng phải cất kỹ, cẩn thận đề phòng, còn có cửa hàng kiếm được bao nhiêu tiền không thể để cho nàng biết!”
Nếu biết kiếm được bao nhiêu tiền thì không biết sẽ đến mức nào.
Kỳ thật Lục Cẩm Dao đã sớm nói qua, nàng nói: "Yên tâm, không có chuyện đó đâu ạ.”
Đối với Khương Đường, trực giác của nàng ấy nói nàng có thể tin được, mặc dù nói tin vào thứ mờ mờ ảo ảo như trực giác có chút buồn cười nhưng từ nhỏ đến lớn, Lục Cẩm Dao đều tin tưởng vào trực giác của mình.
Khương Đường là một cô nương tốt, chỉ là tính tình đơn thuần một chút, tính cách này nhất thời cũng không thay đổi được. Bên cạnh còn có nàng ấy mà, vẫn có thể giúp đỡ một chút.
Mặc dù mấy người Nguyệt Vân Bán Hạ đều là người của hầu phủ nhưng sau hai năm ở cùng nhau cũng sinh ra mấy phần tình nghĩa.
Khi Cố Kiến Châu không có ở đây, đám Nguyệt Vân càng trở nên cẩn thận hơn, vì sợ rằng nàng ấy có thể xảy ra chuyện.
Đám nha hoàn ở Yến Kỉ Đường đều kín miệng, Lục Cẩm Dao còn chưa tìm ra kẻ nào phản bội chủ tử.
Lục Cẩm Dao biết rằng Trần Thị là vì tốt cho nàng ấy, nhưng chuyện này trong lòng nàng ấy nắm chắc.
Lúc này nàng ấy trở về Bình Dương Hầu phủ, mang theo không ít đồ.
Điểm tâm lấy trực tiếp từ cửa hàng, ghi vào sổ sách của nàng ấy.
Ngoài bánh khoai sọ nghiền ra thì các loại bánh khác cũng không hề rẻ.
Mang hai hộp trà lá cho Trần Thị, rượu và trà cho Bình Dương Hầu, mấy vị huynh trưởng và tẩu tẩu còn lại thì cầm trà và điểm tâm.
Cấp bậc lễ nghĩa chu toàn.
Đang lúc hai mẫu tử nói chuyện thì Nguyệt Vân đi vào bẩm báo là nhị tiểu thư trong phủ tới.
Một lúc sau, ấu muội của Lục Cẩm Dao đem một hộp gỗ đi vào nói: “A tỷ! Phủ Vĩnh Ninh Hầu tặng đồ tới.”
Lục Cẩm Nguyệt mới tám tuổi, đi theo nha hoàn tiến vào, trong lòng nha hoàn còn ôm một chiếc hộp.
Lục Cẩm Đào cũng không biết là cái gì, đoán chừng là thứ đồ mới mẻ nên mới vội vàng đưa tới như vậy.
Nàng ấy nhận lấy chiếc hộp, vừa mở ra đã ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào.
Trần Thị liếc nhìn, hóa ra là bánh trung thu.
Hộp điểm tâm có hơi giống của Ngũ Hương Cư, bên trong có sáu lỗ, trên mỗi lỗ đặt một miếng bánh trung thu, phía dưới còn trải một lớp giấy dầu.
Vỏ bánh trông rất bóng dầu, có màu vàng óng, bên trên in mấy chữ: Nhân hạt sen lòng đỏ trứng gà.
Bạn cần đăng nhập để bình luận