Dựa Vào Livestream Huyền Học Trở Thành Đỉnh Lưu Ở Địa Phủ

Chương 795: Thiếu Niên Thiên Tài (1)

Bởi vì làn sóng mắng chửi cực kỳ dữ dội nên trên các diễn đàn và trang thông tin đều có thể nhìn thấy tin tức liên quan. Các cảnh sát cũng biết về vụ việc này.
Từ một số từ khóa đã từng được bê lên hot search thì sinh viên đứng ra tố cáo Hải Minh đã bị cộng đồng mạng đào bới tất cả thông tin cá nhân.
Số lượng bình luận mắng chửi người này đã chất cao đến hàng trăm nghìn lượt, bên trong còn có rất nhiều người đã photoshop ảnh của sinh viên này thành ảnh thờ.
Sau đó, bức tranh “Lốc Xoáy” đã giành được giải thưởng cao quý nhất và danh tiếng của Hải Minh ở trong nước, ngoài nước cũng dựa vào bức tranh này mà tăng vọt.
Giá tranh của ông ta đã từ một vài chục nghìn tăng lên đến sáu con số, thậm chí còn hơn bảy con số.
Đặc biệt là bức tranh “Lốc Xoáy” này đã được giới mỹ thuật trong nước tôn vinh là tác phẩm nghệ thuật của thế kỷ mới, muốn mua bức tranh gốc thì ít nhất cũng phải trả giá từ con số hàng triệu.
Thời gian mà hồn phách của Cố Chi Tang xuyên đến thế giới này đến nay cũng chưa được lâu lắm.
Vào lúc Hải Minh giành được giải thưởng kia thì cũng trùng hợp vào đúng lúc cô vừa bắt đầu tham gia chương trình “Linh Sự”, đang ghi hình buổi livestream đầu tiên.
Khi tên của cô xuất hiện trên hot search thì một số từ khóa phía trên và phía dưới đều có nội dung liên quan đến sự việc sao chép tranh kia nên khó trách, vào lần đầu tiên nghe thấy tên Hải Minh này, Cố Chi Tang đã cảm thấy có hơi quen thuộc.
Sĩ quan cảnh sát còn nói: “Nếu tôi nhớ không nhầm thì lúc đó, khi Hải Minh giành được giải thưởng kia thì còn nhận một số phỏng vấn và tham gia chương trình thực tế.”
“Lúc đó ông ta đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc sao chép tranh. Vì vậy, sau hơn một tháng thì sinh viên kia đã lại bị lôi ra chỉ trích một lần nữa…”
Sau đó thì độ nóng của vụ việc này cũng dần giảm bớt, mờ dần khỏi tầm mắt của công chúng và bọn họ cũng không biết thêm gì về những chuyện tiếp theo.
Khi điều tra các nạn nhân qua đời trong “bút ký tử vong” và tìm hiểu mối quan hệ của bọn họ với Hải Minh thì bên cảnh sát đã điều tra được câu chuyện quá khứ này và cả vị thanh niên trẻ tuổi đã mắc kẹt trong cơn bão dư luận về vụ tố cáo sao chép tranh kia.
Lúc này, bọn họ mới biết rằng sinh viên kia đã qua đời.
“Đã chết sao?” Cố Chi Tang nhíu mày.
“Đúng vậy…” Sĩ quan cảnh sát gật đầu, giọng nói vừa xen chút cảm xúc phức tạp, vừa tiếc hận, tiếp tục nói:
“Chúng tôi điều tra được người thanh niên kia họ Hạ, khi lên học trung học đã đổi tên thành Hạ Chiếu Sinh.”
Quê quán của sinh viên này là ở một ngôi làng nhỏ trực thuộc thành phố Phong, cách nội thành khoảng mấy chục kilometer.
Vào ba tháng trước, thanh niên này đã tự sát ở nhà, tình trạng tử vọng… tương đối thảm thiết. Anh ấy tự mình treo cổ ở nhà và mãi đến ba ngày sau, khi hàng xóm ngửi thấy mùi thi thể thối rữa thì mới phát hiện ra và báo cảnh sát.”
“Vụ án này là do công an cấp huyện tiếp nhận và lập hồ sơ. Sau khi trải qua quá trình điều tra và thu thập bằng chứng thì đã có thể xác định được, Hạ Chiếu Sinh quả thật đã tự sát. Sau đó, vụ án này đã được kết thúc và nộp lại hồ sơ lên bên trên.”
Từ kết quả điều tra của cảnh sát thì cuộc đời ngắn ngủi của Hạ Chiếu Sinh này quả thật là một thiếu niên thiên tài chuyên tâm miệt mài vì sự nghiệp hội họa.
Từ nhỏ, anh ấy đã thể hiện tài năng hội họa thiên bẩm.
Không được học bất kỳ trường lớp bài bản nào, chỉ đơn giản là vẽ lại những bức tranh khác nhưng các bức tranh của Hạ Chiếu Sinh lại cực kỳ xuất sắc.
Thị trấn nơi Hạ Chiếu Sinh sống là một trong số ít vùng quê nghèo khó tại thành phố Phong, trình độ hẻo lánh và lạc hậu ở nơi này cũng tương đương với thôn Thiên Vân.
Cho nên, từ nhỏ, gia đình của anh ấy đã rất nghèo, không có tiền cho Hạ Chiếu Sinh đi học lớp vẽ.
Vì sở thích cá nhân của mình mà từ khi còn nhỏ Hạ Chiếu Sinh đã tự học, tự sao chép tranh và cũng tiết kiệm tiền để mua một số sách tranh sưu tầm.
Vì vậy, trong thời gian mười mấy năm cuộc đời, số lần Hạ Chiếu Sinh bỏ tiền ra ăn vặt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nghị lực phi thường và lòng nhiệt tình yêu thích hội họa của Hạ Chiếu Sinh đã đổi lại trình độ vẽ tranh không hề thua kém những đứa trẻ được đi học vẽ.
Đến năm lớp 11, khi phải chia lại lớp thành hai mảng văn hóa và nghệ thuật riêng biệt thì tuy rằng thành tích học tập của Hạ Chiếu Sinh vẫn cầm cờ đi trước nhưng anh ấy vẫn bị thu hút bởi áp phích tuyên truyền của lớp nghệ thuật.
Do đó, Hạ Chiếu Sinh đã đến học một số lớp trải nghiệm.
Bạn cần đăng nhập để bình luận