Dựa Vào Livestream Huyền Học Trở Thành Đỉnh Lưu Ở Địa Phủ

Chương 238: Nguồn Gốc Của Ngọc Chỉ Cốt

Theo lý thuyết, một người như vậy trong Hoàng Tộc thì sẽ không có giá trị nghiên cứu gì, trong sử sách cũng rất ít được nhắc đến.
Nhưng sở dĩ Trịnh Như Ngọc và không ít nhân viên trong Linh Tổ đều biết đến người này là bởi vì trong sách cổ của Huyền Môn đã ghi chép lại thân phận của vị hoàng tử kia.
Đạo Quan mà năm đó vị hoàng tử nhiều bệnh tật này xuất cung đến dưỡng bệnh chính là Đạo Quan của Tổ Sư Gia khai sơn lập phái nên Huyền Môn – Quân Hồng Đạo Nhân.
Cố Chi Tang càng nghe càng cảm thấy quen thuộc. Vẻ mặt của cô cũng dần dần trở nên kỳ quái hơn: “Cho nên, xương ngón tay này?”
Trịnh Như Ngọc nói: “Từ cuốn sách được chôn cùng trong hầm mộ thì có thể khẳng định, Ngọc Chỉ Cốt này chính là xương ngón tay của vị hoàng tử kia.”
Cố Chi Tang: “…”
Từ lời kể của Trịnh Như Ngọc thì cô cũng biết thêm một số điều về nguồn gốc của Ngọc Chỉ Cốt.
Theo ghi chép của bậc thầy phong thủy kia, vị vương gia nhàn tản này khi còn sống ở Đạo Quan của Tổ Sư Gia Quân Hồng thì đã từng dẫn Thiên Lôi đánh vào người mình.
Hai chân của ông ấy chính là do bị sấm đánh nên mới thành tật, không thể chữa khỏi được.
Sau khi ông ấy chết đi khoảng trăm năm sau thì vương triều cũng bị lật đổ. Trong lúc chiến loạn, huyệt mộ của ông ấy đã bị những tên trộm mộ phá hủy và đào bới.
Khi mở ra quan tài của chủ nhân ngôi mộ, những tên trộm mộ phát hiện ra thi cốt ở trong mộ đã gần như bị phân hủy hết, chỉ còn một bàn tay gần như không bị hư hại gì.
Những tên trộm mộ này đã phá hoại thi thể, cắt lấy bàn tay kia và róc bỏ máu thịt, sau đó bọn họ đã lấy đi phần xương ngón tay có màu trắng trong như Bạch Ngọc kia.
Bởi vì thân phận của chủ nhân ngôi mộ khá đặc biệt, lại từng sống lâu bên cạnh Quân Hồng Đạo Nhân và trải qua nhiều chuyện ly kỳ.
Nên lúc đó, trong dân gian và hoàng thất đều lan truyền về một truyền thuyết rằng, xương ngón tay của ông ấy đã trải qua Thiên Lôi luyện rèn, chỉ cần mài thành bột phấn và pha chế thành thuốc để uống thì sẽ có thể trường sinh bất lão.
Do đó, xương ngón tay của ông ấy đã được nhiều người tranh giành kịch liệt vào thời bấy giờ.
Cuối cùng, Hoàng Đế thời đó – cũng chính là vị Hoàng Đế xây dựng khu lăng mộ ở núi Bà Bà kia đã tốn một số tiền lớn mua lại Ngọc Chỉ Cốt này từ tay một nhân sĩ vân du tứ phương.
Vị Hoàng Đế này muốn được trường sinh bất lão nên đã dùng rất nhiều loại “đan dược”. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại thảm hại.
Khi đó, tâm trí của ông ta đã có chút điên cuồng. Sau khi mua về, ông ta đã ra lệnh cho đại sư phong thủy mài Ngọc Chỉ Cốt thành bột để luyện đan.
Nhưng đại sư phong thủy kia lại nói rằng Ngọc Chỉ Cốt này là một pháp khí tốt nhất trong Huyền Môn, có thể hóa giải sát khí và tẩy trừ âm khí. Nó vô cùng cứng rắn nên không thể luyện chế thành đan dược được.
Cuối cùng, sau khi vị Hoàng Đế kia qua đời, đại sư phong thủy kia đã đặt Ngọc Chỉ Cốt lên trên ngực của ông ta, dùng để thanh lọc sát khí. Nó vẫn luôn ở đó đến tận khi đội khảo cổ khai quật ra khu lăng mộ này.
Trịnh Như Ngọc nói: “Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, Ngọc Chỉ Cốt này quả thật là pháp khí vô cùng trân quý nên mới có thể trấn áp được thi thể của chủ nhân ngôi mộ, khiến cho nó không bị biến đổi thành hung vật.”
“Sau khi các nhà khảo cổ học mở quan tài của chủ nhân ngôi mộ thì phát hiện ra, thi thể của ông ta hoàn toàn không được xử lý quá nhiều nhưng vẫn được bảo quản cực kỳ tốt, thậm chí da thịt vẫn còn độ đàn hồi.”
“Chúng tôi không thể không tin rằng, Ngọc Chỉ Cốt kia đã đóng góp công sức tạo nên tình trạng thi thể như vậy.”
“Nhưng bây giờ, bất kể là Ngọc Chỉ Cốt hay là Mao Cương đều đã bị người nào đó trộm mất!”
Cố Chi Tang nghiêm mặt nói: “Biết ai làm chuyện này không?”
Trịnh Như Ngọc nói: “Ban đầu khi mới xảy ra vụ trộm cắp thì chúng tôi còn chưa điều tra được rõ ràng.”
“Ngọc Chỉ Cốt được giao cho một chuyên gia bảo quản. Vào đêm hôm đó, vị giáo sư kia còn đang nghiên cứu dòng chữ nhỏ được khắc trên đó và giải mã nội dung của cuốn sách được chôn cất trong lăng mộ thì tên trộm kia đột nhiên xâm nhập vào và cướp đi Ngọc Chỉ Cốt.”
“Hơn nữa, người đó còn làm vị giáo sư kia bị thương.”
Kể đến đây, khuôn mặt của người phụ nữ trước mặt đột nhiên hiện lên một chút giận dữ:
“Vị giáo sư già kia đã hơn bảy mươi tuổi rồi. Ông ấy là một vị lão làng có kiến thức uyên bác trong giới khảo cổ học.”
“Tên trộm kia cướp đi đồ vật thì cũng đành thôi nhưng mà tên đó lại dùng nội lực để đánh vào bụng của giáo sư khiến ông cụ bị xuất huyết nội tạng ngay tại chỗ!”
Bạn cần đăng nhập để bình luận