Làm Giàu: Cuộc Sống Điền Viên Của Nông Nữ

Chương 475: Lễ Đính Hôn

Chương 475: Lễ Đính HônChương 475: Lễ Đính Hôn
Ngày thứ hai, chuyện Thẩm gia đồng ý lời cầu hôn của nhà Thẩm Đại Võ đã truyền khắp toàn bộ thôn Thẩm Gia. Sau khi nghe tin này, mọi người trong thôn Thẩm Gia đều đấm ngực dậm chân, đều nói Thẩm Đại Võ đã gặp vận may lớn, tích cóp phúc khí mấy đời mới có thể cưới được cô nương tốt như Thẩm Bích Ngọc.
Tất cả thôn dân đều vô cùng hâm mộ và ghen tị với may mắn của Thẩm Đại Võ, cũng có rất nhiều người không phục, cho rằng điều kiện của Thẩm Đại Võ kém hơn bọn họ, nếu lúc trước bọn họ ra tay trước, Thẩm Đại Võ chắn chắn không có cơ hội.
Tuy nhiên, bất luận mọi người có cảm thấy thích hợp hay không, việc này là ván đã đóng thuyền, vô pháp sửa đổi.
Trang bà mối chỉ đến làm thủ tục, buổi sáng Thẩm gia đồng ý việc hôn nhân, buổi chiều Thẩm Triệu thị liền mang theo Thẩm Đại Võ tới cửa cầu hôn.
Thẩm Bích Ngọc là khuê nữ xuất giá đầu tiên của Thẩm gia, đương nhiên là được Thẩm gia coi trọng nhất.
Thời cổ thành hôn có 'tam thư lục lễ, lục lễ có nghĩa là khi cầu hôn, nhà trai cần phải có sáu loại lễ loại nghỉ: Nạp thái (lễ đặt vấn đề hôn nhân, dạm ngõ), vấn danh (lễ hỏi tên tuổi, thân thể), nạp cát (lễ tiếp nhận xem tuổi hai bên, đính hôn), nạp chinh (lễ nhận lễ vật), thỉnh kỳ (lễ định ngày cưới), thân nghênh (lễ rước dâu).
"Tam thư là đề cập đến việc khi nạp thái, nạp chinh, thân nghênh, nhà trai còn phải chuẩn bị lễ vật đưa cho gia đình nhà gái.
Lục lễ ở thời đại này là trình tự cưới hỏi tất yếu, có câu nói 'chuẩn bị lục lễ gọi là đính hôn, không chuẩn bị lục lễ gọi là vội vàng, từ đây có thể thấy được tâm quan trọng của lục lễ.
Bởi vậy sau khi tiếp nhận lời câu hôn của Thẩm Đại Võ, hai gia đình đã đi xem bát tự cho hai người, bát tự cũng chỉ là cho hợp lễ nghi, thấy hai nhà thân thiết, người xem bát tự thu tiền xong, rất thống khoái kết luận 'duyên trời tác hợp'.
Hợp bát tự, nếu là 'duyên trời tác hợp', việc hôn nhân này tự nhiên không thành vấn đề, sau khi tạ lễ cho Trang bà mối, việc nạp cát xem như hoàn thành, sau khi nạp cát thì nạp chinh, chính là đính hôn, dân gian cũng gọi quá trình này là 'truyền khải' hoặc là 'đổi danh thiếp'.
Ngày đính hôn định là ba ngày sau, sáng sớm ba ngày sau, Thẩm Triệu thị mang theo 'đầu khải, tiền đặt cọc và sính lễ đến.
Thẩm Bích Thấm nhìn kỹ đầu khải, viết trên giấy đỏ, trên mặt bìa viết những lời chúc lành 'như ý cát tường' và 'kính cầu kim nặc,, ký tên là Thẩm Triệu thị, bên trong viết ý nghĩa đính hôn và sinh thân bát tự của Thẩm Đại Võ.
Bởi vì Thẩm Đại Võ đã làm việc ở Thẩm Ký hơn nửa năm, ngày thường trong cửa hàng lại ăn cơm tháng, cũng có một khoản tiền tiết kiệm nhỏ trong tay, sính lễ đưa đến không nhỏ, có thể nói thành ý mười phần, làm cho rất nhiều thôn dân không xem trọng Thẩm Đại Võ đều nín lặng.
Sau khi nhận được đầu khải do Thẩm Triệu thị mang đến, Thẩm Lâm thị tươi cười trao đổi 'duẫn khải' với Thẩm Triệu thị.
Duẫn khải cũng viết trên giấy đỏ, trên trang bìa viết 'cẩn tuân đài mệnh, Thẩm Thủ Nghĩa ký tên, nội dung bên trong viết sinh thần bát tự của Thẩm Bích Ngọc.
Thẩm Bích Thấm nhìn, cảm thấy cái gọi là đầu khải và duẫn khải hẳn là trao đổi danh thiếp. Đến đây, toàn bộ lễ đính hôn xem như hoàn thành.
Hai nhà đã hoàn thành đính hôn, Thẩm Lâm thị lập tức đưa Thẩm Triệu thị đến Thẩm trạch với lý do bà ở một mình không ai chăm sóc, bà ở phòng thứ ba nhà chính, sau khi mọi người khuyên bảo Thẩm Đại Võ cũng dọn tới Thẩm trạch, ở cùng ba người Thẩm Kỳ Viễn tại tây sương phòng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận