Xuyên Thành Nữ Phụ Độc Ác Được Cưng Chiều
Chương 443
“Chỗ chúng ta ở không cần quá đẹp, tôi không quan trọng lắm, chỉ cần phòng lớn thoải mái sạch sẽ là đủ rồi!”
Bà lão tiếp tục nói với người bạn già của mình.
Lúc này mọi người mới nhìn kỹ, phát hiện ông lão không thấy đường, việc di chuyển đều phụ thuộc vào bà lão và cây gậy.
Ông lão cười nói: “Ừm, cô bé đó có cái tâm lương thiện. Trước đây mọi người không chú ý đến ngoại ngữ, nhưng cô ấy đã truyền lại tinh thần và sự hứng thú mãnh liệt của mình cho mọi người.
Sau đó cô bé lại thành lập trường đại học đầu tiên dành cho người lớn tuổi ở Hạ Hoa, trước đây chúng ta đã từng nghe ngóng, thấy khá tốt. Thế nên viện dưỡng lão cô ấy thành lập chắc cũng vậy.”
Mọi người không khỏi gật gù.
Bọn họ đến chỉ vì cảnh đẹp và con người Kha Mỹ Ngu trên trang quảng cáo, dù sao cũng nói là trải nghiệm tham quan chứ không nói nhất định phải đến đây để ở, nhìn một tí cũng không mất miếng thịt nào.
Quả nhiên bọn họ đến đúng nơi rồi!
Toàn bộ hành trình ông cụ Triệu cũng mời bạn bè cùng tham gia cuộc vui.
Ông cụ ưỡn ngực, ngẩng đầu lên như đang tự hào khiến các ông già bật cười.
Bà nội Kha và ông nội Kha với tư cách là người được ủy thác cũng tỏ ra vừa ý, thực sự muốn ở đây lâu dài.
Ông cụ Triệu lập tức làm người hướng dẫn, giới thiệu chi tiết về viện dưỡng lão Kiện Lạc cho mọi người, bao gồm hiệu dưỡng sinh, lập kế hoạch đi chơi mùa xuân, mùa thu, mùa hè thậm chí cả mùa đông và các hoạt động chào mừng, lễ tết…
Mỗi một việc đều khơi dậy sự tò mò trong lòng mọi người, khiến bọn họ muốn tìm hiểu thật kỹ về viện dưỡng lão Kiện Lạc.
Tất nhiên, một số ông bà già này là dân kinh doanh nằm vùng, hoặc là con cháu bên cạnh bọn họ.
Chuyện Kha Mỹ Ngu xây dựng viện dưỡng lão, trong giới này đã không còn là bí mật, chưa kể viện dưỡng lão còn chưa mở, chỉ là thông tin trên giấy tờ đều được các ban ngành cho thông qua một cách suôn sẻ.
Ông cụ Triệu và ông nội Kha thường xuyên đi tuyên truyền ở đại học cho người lớn tuổi.
Nếu các nhà trẻ gửi học sinh đến trường tiểu học thì các trường đại học dành cho người già có thể kết nối dễ dàng với các viện dưỡng lão!
Vì vậy, việc quảng bá có mục tiêu sẽ mang lại kết quả gấp đôi mà chỉ tốn một nửa công sức.
Nhìn xem xung quanh cũng có khá nhiều người, họ nghe được tin từ đại học dành cho người lớn tuổi nên dẫn con cháu đến tham quan và trải nghiệm.
Mọi mặt của viện dưỡng lão đều đứng đầu trong các viện dưỡng lão ở Hạ Hoa, chỉ cần có tiền, ai lại không muốn sống một cuộc sống nghỉ hưu thoải mái, dễ chịu chứ?
Điều duy nhất chắn trước mắt mọi người lúc này chính là những tư tưởng về việc nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ già được truyền lại từ đời trước, đã khắc sâu vào xương.
Nếu sống trong viện dưỡng lão, con cháu sẽ bị hàng xóm mắng mỏ, bị bêu danh bất hiếu, nên dù giàu có, sung túc, họ cũng không sẵn lòng sống ở đây.
Dù sao viện dưỡng lão truyền thống ở Hạ Hoa toàn là những người già có con cái bất hiếu, không được chăm sóc, không thể tự chăm sóc bản thân, những người lớn tuổi này đã có cống hiến rất lớn cho Hạ Hoa.
Vốn dĩ họ đều rất uy phong và được người khác kính trọng nhưng khi tuổi già kéo đến lại trở nên khốn khổ, không thể không bị tổ chức thay thế bằng người khác.
Nhưng những người này không chỉ ở viện dưỡng lão một hai ngày, theo thời gian, nhân viên khó tránh khỏi sự lơ là, số người càng ngày càng nhiều, nhân viên điều dưỡng cũng không thể chăm sóc được, cuộc sống của người già dù có chật vật đến đâu thì cũng phải chịu nhiều đau khổ hơn.
Chỉ sợ lúc đó bọn họ đều muốn giữ thể diện rời đi, cũng không kéo dài hơi tàn mà không có chút tôn nghiêm nào!
Trong viện dưỡng lão có ô tô điện,khác với những chiếc ô tô bên ngoài, nó nhỏ gọn xinh xắn, giống như một chiếc ô tô cổ điển, lại toát lên vẻ giản dị, dễ thương.
Không gian bên trong xe có vẻ tương đối rộng rãi, ghế ngồi rất thoải mái, có thể dùng làm phương tiện đi lại cho mọi người, rất tiện lợi và tiết kiệm công sức.
Cứ mười lăm phút lại có một chuyến, tổng cộng có ba tuyến, bao phủ toàn bộ viện dưỡng lão.
Mọi người di chuyển đến hội trường hình bầu dục, hai bên là đại sảnh hai tầng, có thể chứa bốn trăm người cùng lúc, ở giữa là một phòng nhỏ đa chức năng và một phòng trống ở giữa có thể chứa được hai nghìn người.
Mọi người đi vào một trong hai hội trường kia.
Kha Mỹ Ngu cùng trụ cột của viện dưỡng lão, cũng như một số lãnh đạo được mời và các nhà tài trợ lớn.
Bọn họ đều được sắp xếp ngồi ở hàng ghế đầu tiên, trên bàn có thẻ ghế ghi tên.
Tuy không có thẻ ngồi cho những người đến thăm sau nhưng trên bàn vẫn có những món quà viện dưỡng lão chuẩn bị, một chiếc túi vải đỏ Hạ Hoa xinh đẹp có in hình Viện dưỡng lão Kiện Lạc, còn có địa chỉ, số điện thoại của viện dưỡng lão, tất cả đều là chủ ý của đơn vị còn lại.
Bên trong là cốc giữ nhiệt bằng thủy tinh, khăn tay, túi trà, sổ ghi chép, bút, móc khóa và những món quà nhỏ khác, tất nhiên trên đó mỗi món đều có in tên, địa chỉ và số điện thoại của viện dưỡng lão Kiện Lạc.
Mọi người đều khá lo lắng về việc tặng quà miễn phí nhưng lại có chất lượng tốt như này, họ cảm thấy nếu không sống trong viện dưỡng lão thì chẳng phải là đang lợi dụng người khác sao?
Bọn họ hoàn toàn không hiểu được đây chỉ là một phương thức tuyên truyền.
Khi thời cơ đến, Kha Mỹ Ngu cầm micro bước lên sân khấu, mỉm cười chào mọi người, sau màn khai mạc đơn giản, đèn trong hội trường vụt tắt, một màn hình lớn trên sân khấu từ từ hạ xuống, hóa ra đó là một bộ phim, nói đúng hơn là những bức ảnh có chữ, đường viền trang trí đẹp mắt.
Nếu các thế hệ sau nhìn vào sẽ biết đây không phải là một bức ảnh mà là một phiên bản PPT cấp thấp.
Kha Mỹ ngu cười nói với mọi người về ý định xây dựng viện dưỡng lão Kiện Lạc ban đầu của mình: “Tôi là một doanh nhân, tôi ưu tiên những dự án có thể kiếm tiền nhanh chóng dễ dàng. Nhưng sau khi đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, tiền bạc giống như một thứ kéo theo hơn.
Lúc này, tôi bắt đầu tìm kiếm những dự án khác người có thể khơi dậy sự quan tâm của tôi, phản ánh giá trị của tôi và mang lại lợi ích cho người dân.
Ý tưởng thành lập viện dưỡng lão đến với tôi khi tôi theo ông nội đi thăm các cựu chiến binh đã nghỉ hưu…
Việc giáo dục của con cái rất được mọi người coi trọng, nhưng có bao nhiêu người quan tâm đến việc người già ở nhà ra sao?
Họ đã sống hơn nửa cuộc đời, đã hy sinh quá nhiều cho tổ chức và gia đình nhỏ của mình, thể chất lẫn tinh thần của họ không còn sung sức như hồi trẻ, họ đã bước vào giai đoạn xế chiều. Nhưng họ lại chẳng thể bước ra khỏi nhà được mấy bước, chưa cảm nhận được vùng đất Hạ Hoa rộng lớn nhiều của cải, cảnh đẹp mê người.
Điều tôi có thể làm chính là, khiến cho cuộc sống của những người cao tuổi trở nên thoải mái, vui vẻ, dựa trên nhiều phương diện thoả mãn nhu cầu và sở thích của họ, để họ có thể sống là chính mình một lần nữa…”
Những gì Kha Mỹ Ngu nói có thể dễ dàng khơi dậy cảm xúc của những người lớn tuổi có mặt ở đó, hơn nữa cô còn rất nhiệt tình dùng một số kỹ năng để phóng đại khiến mọi người phải rơi lệ.
Thậm chí cô còn rơi nước mắt, dùng khăn tay che mặt, không biết cô đang nghĩ gì, hai bờ vai run run vì khóc.
Sau khi chơi lá bài cảm xúc, Kha Mỹ Ngu bắt đầu nói về tầm nhìn của mình đối với viện dưỡng lão và các công trình xây dựng khác nhau trong giai đoạn này, bao gồm cả khía cạnh môi trường, nguồn nhân lực, tóm lại là cô đang chạy gấp rút để xây viện kính lão đầu tiên ở Hạ Hoa.
Sau đó Kha Mỹ Ngu giới thiệu chi tiết về cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ viện dưỡng lão hiện tại,...
Bạn cần đăng nhập để bình luận