Xuyên Không, Mẹ Kế Chỉ Thích Làm Cá Mặn
Chương 150
Nhưng mấy năm trước Ôn Diệp đã từng tẩy não Thường di nương, nếu bà ấy không chịu nhận hiếu kính của các nữ nhi thì chứng tỏ bà ấy không hề yêu thương các nàng như bà ấy vẫn tưởng.
Vì thế dù Thường di nương đau lòng Ôn Diệp tiêu pha nhiều tiền thì lúc nhận son phấn nàng cho cũng không dám nói gì nhiều.
Đồ tặng cho Ôn Nhiên ngoài một bộ bút mực giấy nghiên ra còn có một hộp đựng con khỉ làm từ vàng, con nào con nấy nhỏ tí tẹo, còn nhỏ hơn heo vàng mà Lục thị tặng cho Từ Ngọc Tuyên.
Nhưng Ôn Diệp cũng không chuẩn bị quá nhiều, Ôn Nhiên cầm tinh con khỉ, hai ba tháng nữa sẽ đến sinh thần bảy tuổi của cô bé, trong hộp vừa vặn có bảy con khỉ nhỏ.
Từ Ngọc Tuyên thấy khỉ vàng nhỏ, có lẽ là nhớ đến heo vàng lớn của mình nên hai mắt lập tức sáng lên.
Ôn Diệp lập tức rào trước: "Thứ này không phải cho con, con đã có một con heo vàng lớn rồi, phải biết đủ-
Sau khi nói xong liền đậy hộp lại, ngăn cản tầm nhìn của Từ Ngọc Tuyên, cậu nhóc chỉ có thể thấy một hộp gỗ nhỏ.
Từ Ngọc Tuyên là người đã sở hữu một con heo vàng lớn, một chiếc hộp nhỏ tầm thường sao thể hấp dẫn sự chú ý của cậu nhóc cho được.
Từ Ngọc Tuyên nhất thời không còn hứng thú với chiếc hộp gỗ trong tay Ôn Diệp.
Ôn Diệp đưa hộp khỉ vàng cho Kim Kết đem cất, không cho Thường di nương và Ôn Nhiên bất cứ cơ hội từ chối nào.
Ôn Nhiên vẫn cảm thấy không được hay cho lắm, tuy cô bé rất thích mấy con khỉ vàng đó, nhưng lễ vật quá quý trọng rồi.
Cô bé suy nghĩ một lát rồi quay người chạy về phòng mình.
Ôn Diệp không biết cô bé muốn làm gì, mãi đến khi thấy cô bé ôm ra một đống sách.
"Đây đều là sách mà muội đã sử dụng lúc học vỡ lòng, bên trong có viết ghi chú." Ôn Nhiên đẩy đống sách đến trước mặt Từ Ngọc Tuyên rồi nói: "Đều tặng cho ngươi đấy!"
Túi bạc mà cô bé tích cóp được chắc chắn không thể so với một hộp khỉ vàng mà Tứ tỷ đã tặng, Ôn Nhiên nghĩ tới nghĩ lui thì chỉ có đống sách vỡ lòng được cô bé viết ghi chú này là có ích thôi.
Lúc nãy Tứ tỷ nói chuyện phiếm với di nương có nhắc đến đầu xuân ngoại tôn sẽ bắt đầu học vỡ lòng.
Có lẽ rất nhanh thôi, cậu nhóc sẽ cần dùng đến số sách này. Của ít lòng nhiều.
Ôn Nhiên thật sự nghĩ không ra lễ vật đáp lễ nào càng tốt hơn.
Từ Ngọc Tuyên nhìn đống sách sắp chạm đến cằm của mình đến nơi thì dại mắt ra.
Ôn Nhiên thấp thỏm hỏi: "Ngươi không thích hả?"
Ôn Diệp nhịn không được cười thành tiếng, thay Từ Ngọc Tuyên trả lời: "Thích chứ, thằng bé cao hứng đến mức ngu người rồi." Lúc này Ôn Nhiên mới yên tâm, cô bé thở phào nói: "Thích thì tốt."...
Ôn Diệp cười một lúc lâu, thấy vẻ mặt ủy khuất của Từ Ngọc Tuyên bèn sai Kim Kết đi bưng một đĩa mứt mơ lại đây.
Quả mơ đã tách hạt ra, Ôn Diệp đưa cho Từ Ngọc Tuyên mỗi tay một quả, sau đó nói: "Ăn đi."
Hy vọng chút vui vẻ ngắn ngủi này có thể xoa dịu bi thương trong lòng cậu nhóc.
Ôn Diệp lại bảo Vân Chi cất đống sách mà Ôn nhiên đã tặng. Tốt nhất vẫn không nên kích động tiểu hài tử như vậy.
Từ Ngọc Tuyên thấy sách đã được cất đi, cho rằng nó không còn liên quan gì đến mình nữa, nhóc con tự cho là không ai phát hiện để rồi rũ bả vai xuống, không coi ai ra gì bắt đầu ăn quả mơ trong tay.
Thường di nương chứng kiến từ đầu đến cuối không khỏi nói với Ôn Diệp: "Tuyên Ca nhi trông thật ngoan."
Ôn Diệp: "Thằng bé chính là tiểu thí hài cái gì cũng không hiểu."
Thường di nương lại không cho là vậy, tục ngữ nói ba tuổi xem lão (/), tuy nói Từ Ngọc Tuyên vẫn chưa được ba tuổi, nhưng lại hiểu rất nhiều đạo lý.
(/) ba tuổi xem lão (三岁看老): thông qua hành vi của một đứa trẻ ba tuổi có thể cảm nhận được đứa trẻ sau này sẽ là người như thế nào, thói quen và hành vi của một người sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của người đó.
"Nếu thằng bé đã nguyện ý gần gũi với con, con cũng phải đối đãi thật tình với nó." Thường di nương tinh tế dặn dò: "Mặc kệ sau này ra sao, chí ít hiện tại thằng bé cũng coi con là mẫu thân thân sinh của nó."
Ôn Diệp chẳng nói đúng sai.
Sao nàng cứ cảm thấy Từ Ngọc Tuyên coi mình như bạn chơi cùng ấy nhỉ?
Thường di nương thấy nàng không nói gì, lần nữa nói lời thấm thía: "Chờ sau này con có hài tử của chính mình rồi, khó tránh sẽ có chỗ thiên vị, nhưng cũng không thể quên Tuyên Ca nhi."
Bạn cần đăng nhập để bình luận