Thập Niên 70 Trở Thành Mẹ Kế Ác Độc Của Nam Chính Truyện Khởi Điểm

Chương 265. Giấy thông báo đến rồi 5

Giấy thông báo đến rồi 5
Sau bữa tiệc, Phong Ánh Nguyệt phát hiện thái độ của chị dâu họ đối với mình thay đổi rất nhiều, cô ta vô cùng kính trọng Phong Ánh Nguyệt, còn nói những lời như đã khiến cho phụ nữ chúng ta nở mặt.
Mẹ Đường phát hiện ra thì nói với Phong Ánh Nguyệt: “Cô ta thấy con có bản lĩnh, không còn là em dâu họ mà trước đây cô ta muốn ức hiếp là có thể ức hiếp được nữa.”
Phong Ánh Nguyệt cười: “Trước đây con cũng đâu dễ bị ức hiếp.”
Mẹ Đường gật đầu liên tục, rồi lại định đưa tiền cho họ nhưng bị hai người Phong Ánh Nguyệt từ chối.
“Bọn con có tiền trong tay, sau khi bán công việc đi, còn có thêm một khoản nữa, dùng nó để trang trải cho hai đứa hết đại học cũng không vấn đề gì.”
Trong nhà có tổng cộng ba ngàn đồng, còn có rất nhiều phiếu lương thực, phiếu vải và phiếu dầu, đúng thật là không cần người nhà lo lắng.
Lúc thuê căn nhà ở nhà ngang, trên giấy đã nói rõ, tiền nhà một năm đóng một lần, tiền này do Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh cùng trả, hơn nữa mỗi tháng sẽ đưa tiền sinh hoạt cho mẹ Đường, bà chăm sóc Nguyên Đản ở bên đó cũng rất vất vả.
Cô đã bàn bạc hết với Đường Văn Sinh, mỗi tháng đưa mẹ Đường mười lăm đồng, thêm bốn phiếu thịt, bốn phiếu dầu.
Kết quả mẹ Đường lại không vui: “Sau này cứ cách vài hôm thằng hai sẽ mang rau cải đến nhà ngang cho mẹ, mẹ chỉ cần mua ít thịt, tiêu chút tiền, sao lại phải đưa tận mười lăm đồng vậy, không được!”
“Dầu củi không cần tiền sao? Tiền nước không phải tiền sao? Mùa đông không cần mua than đá à?” Đường Văn Sinh tính hết ra cho bà.
Cuối cùng, mẹ Đường chỉ lấy mười đồng một tháng, hai phiếu thịt một phiếu dầu.
Nếu không thì để hai người tự chăm Nguyên Đản.
Vì thế họ tranh luận mất hai ngày, cuối cùng Phong Ánh Nguyệt họ đồng ý với yêu cầu của mẹ Đường.
Vì để chăm Nguyên Đản tốt hơn nên mẹ Đường đã đưa Nguyên Đản về nhà ngang, bắt đầu công việc đưa đón Nguyên Đản.
Tống Chi và thím Điền còn cố ý đến nhà nói chuyện với mẹ Đường, dần dần cũng quen biết nhau.
Còn chị dâu Triệu ở bên cạnh, mẹ Đường có nghe Đường Văn Sinh nhắc đến chuyện xảy ra vào thời gian trước, cho nên không hề nhiệt tình với cô ấy, chỉ cần ngoài mặt không đụng chạm gì là được.
Cuộc sống của Phong Ánh Nguyệt và Đường Văn Sinh dưới quê có thể nói là tự do tự tại, ở với anh hai Đường và chị dâu hai Đường không phải lên núi thì là ở nhà làm đồ ăn.
Còn Nguyên Đản họ thì cuối tuần sẽ được anh hai Đường đón về nhà.
Thấy chiếc xe đạp để không, Phong Ánh Nguyệt thấy hai người Nguyên Đản được đón về, rồi lại nhìn sang anh hai Đường đang trả chiếc xe bò, sau đó quay đầu nhìn Đường Văn Sinh.
Đường Văn Sinh lập tức hiểu ra.
Buổi tối đợi sau khi Nguyên Đản ngủ say thì Đường Văn Sinh cười hỏi: “Muốn bán xe đạp của mình đi mua lại chiếc xe bò sao?”
“Anh nghĩ đi, chúng ta thì đi học, thời gian đạp xe cũng ít đi, để không đó cũng sẽ bị gỉ sét, chi bằng nhân lúc nó còn có giá bán đi, mua xe bò về, anh thấy thế nào?”
Sau này đất đai sẽ được thầu, bò cũng được dùng nhiều hơn.
“Xe đạp là quà anh tặng cho em.” Đường Văn Sinh ôm lấy cô: “Em muốn làm thế nào cũng được, nghe theo em cả.”
“Vậy thì giao cho anh, anh bán xong thì mua con bò về nhé.”
Phong Ánh Nguyệt ngáp một cái rồi nói.
Đường Văn Sinh hôn lên trán cô: “Được.”
Ngày hôm sau, sau khi biết hai người họ quyết định như thế thì cha Đường và những người khác đều rất ngạc nhiên, nhưng cũng cảm thấy hai người quá thiệt thòi.
“Nếu như vậy thì một năm này hai đứa không cần đưa tiền cho mẹ nữa.” Mẹ Đường vỗ lên đùi quyết định: “Nếu không thì đừng bán chiếc xe đạp này, để đó cho dù bị gỉ thì cũng tốt.”
“Nửa năm.”
Đường Văn Sinh nhượng bộ.
Một năm quá dài, một tháng mười đồng, một năm sẽ là một trăm hai mươi đồng.
“Được.” Cha Đường gật đầu.
Vì thế, Đường Văn Sinh nhờ Dương Bảo Quốc thu mua lại chiếc xe, đổi lại được một trăm năm mươi đồng tiền mặt về, vì xe đạp được họ bảo quản rất tốt, trừ một số chỗ bị trầy xước thì trông cũng còn mới đến tám mươi phần trăm.
Cho dù là bán chợ đen, một chiếc có giá hai trăm bảy mươi đồng, mới tám mươi phần trăm trả họ một trăm năm mươi đồng cũng không tệ.
Một trăm năm mươi đồng này được Đường Văn Sinh mang về nhà, cha Đường cũng lấy năm mươi đồng bỏ vào, đem hết đi tìm đội trưởng, nhờ ông ấy mua giúp một con bò.
Đội trưởng không nói gì thêm, cưỡi xe bò đưa cha Đường họ đến bên công xã xin mua bò.
Khi Phong Ánh Nguyệt họ làm xong bữa tối, không lâu sau, Đường Văn Sinh và cha Đường đã dắt một con bò lớn về nhà.
Bạn cần đăng nhập để bình luận