Phật Pháp Nhiệm Màu

Học phật mà ứng vào đời: Hòa nhập mà không ô hợp

Hiện nay, chúng ta đang nói nhiều về sự hòa nhập và hội nhập, hãy nghe đôi lời Phật dạy về vấn đề này để có thêm sự sáng suốt trong lựa chọn cách thức và phương hướng cuộc đời.

Phật giáo cho rằng, trong quá trình đối nhân xử thế, chúng ta cần hòa nhập nhưng ngàn vạn lần không được ô hợp chính mình, cần phải hòa đồng nhưng tuyệt đối không nên “cá mè một lứa”.

Trên thế gian này, phức tạp nhất là lòng người, đơn giản nhất cũng là lòng người, có đủ kiểu người tốt, xấu, trắng, đen, phải đối mặt với đủ tình huống khó có thể phân rõ phải trái. Ví như, gặp những người lòng dạ đen tối, làm nhiều chuyện xấu xa nhưng lại có quyền có thế, giàu có thủ đoạn, ta không thể đối phó nổi, vậy phải làm sao?

Hãy học Phật mà ứng vào đời, hòa nhập như không ô hợp, hòa tan nhưng không đánh mất mình.

Như thế nào là hòa nhập? Đó chính là đối xử tốt với người khác, thiện lương với người khác một cách bình đẳng, không làm hại ai và không thù ghét ai, đem tâm từ bi mà xử thế.

Như thế nào là không ô hợp? Không cùng người khác làm chuyện xấu, giữ vững bản thân trước cám dỗ, biết điều gì nên làm và không nên làm, tự trọng và tu tâm.

Hiện nay, chúng ta đang nói nhiều về sự hòa nhập và hội nhập, hãy nghe đôi lời Phật dạy về vấn đề này để có thêm sự sáng suốt trong lựa chọn cách thức và phương hướng cuộc đời.

Phật giáo cho rằng, trong quá trình đối nhân xử thế, chúng ta cần hòa nhập nhưng ngàn vạn lần không được ô hợp chính mình, cần phải hòa đồng nhưng tuyệt đối không nên “cá mè một lứa”.

Trên thế gian này, phức tạp nhất là lòng người, đơn giản nhất cũng là lòng người, có đủ kiểu người tốt, xấu, trắng, đen, phải đối mặt với đủ tình huống khó có thể phân rõ phải trái. Ví như, gặp những người lòng dạ đen tối, làm nhiều chuyện xấu xa nhưng lại có quyền có thế, giàu có thủ đoạn, ta không thể đối phó nổi, vậy phải làm sao?

Vì sao người tuổi Tỵ và người tuổi Hợi không nên hợp tác làm ăn?

Về mặt phong thủy tài vận, người tuổi Tỵ và người tuổi Hợi không hợp cung làm ăn. Tại sao lại như vậy, chúng tôi sẽ lý giải cho bạn.

Hãy học Phật mà ứng vào đời, hòa nhập như không ô hợp, hòa tan nhưng không đánh mất mình.

Như thế nào là hòa nhập? Đó chính là đối xử tốt với người khác, thiện lương với người khác một cách bình đẳng, không làm hại ai và không thù ghét ai, đem tâm từ bi mà xử thế.

Như thế nào là không ô hợp? Không cùng người khác làm chuyện xấu, giữ vững bản thân trước cám dỗ, biết điều gì nên làm và không nên làm, tự trọng và tu tâm.

Phật dạy làm người, quan trọng nhất chính là có nguyên tắc. Nếu không có nguyên tắc, rất nhanh sẽ đi sai hướng lạc lối, đánh mất chính mình. Nhưng không áp đặt nguyên tắc của mình lên người khác, không cho rằng mình nhất nhất đúng, còn người khác đi đường ngang ngõ tắt là sai. Bao dung và thấu hiểu, chân tâm và vị tha, ấy mới là chính đạo.

Con người sống giữa vòng luân hồi, chỉ có tự mình điều khiển được mình thì mới có thể hạnh phúc và thanh thản. Giống như đóa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Khi tâm đã thanh, lòng đã tịnh, miễn nhiễm với xấu xa tội ác và phiền não, hiểu hết thảy luân hồi nhân sinh, gạt bỏ tham sân si thì chính là hòa nhập mà không ô hợp. Tâm linh ứng vào đời sống, đơn giản mà sâu sắc.
Bạn cần đăng nhập để bình luận