Nông Gia Lạc
Chương 160: Mượn Lương Thực
Chính bởi vì vậy, đã sinh ra một vấn đề, đó là lượng củi lửa sử dụng tăng cao, không phải nhà nào cũng có điều kiện dùng than đá để nấu nước. Cũng bởi vì vậy, không ít người phải mạo hiểm tuyết rơi mà đi tới chân núi để nhặt củi đốt. Đường núi không dễ đi, cũng lo lắng mãnh thú trên núi sẽ nhảy ra, nên qua một thời gian nhặt củi để đốt, người trong thôn lại bắt đầu chặt cây. Đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, trưởng bối trong thôn cũng chỉ có thể mắt nhắm mắt mở, nhìn mảnh rừng dưới chân núi ngày càng thưa thớt.
So sánh với khó khăn mà người dân thôn Bình Liễu gặp phải, người dân trấn trên với huyện thành lại gặp phải vấn đề phiền toái nhất, chính là việc thiếu lương thực.
Ai cũng không ngờ trận tuyết này lại rơi lâu như vậy, hơn nữa nhìn tình huống bây giờ, chính là không có ý định sẽ ngừng rơi. Nhiệt độ ngày càng giảm, nhu cầu đốt lửa sưởi ấm ngày càng nhiều. Thời tiết như vậy, nếu không đốt lò sưởi, căn bản không có cách nào ngủ được, cho dù chỉ đốt giường sưởi, thì số than củi cũng nhiều không đếm hết.
Dưới nhu cầu như vậy, giá cả của than đá củi lửa và bông ở huyện thành tăng cao, nhưng đối mặt với trời đông giá rét, cho dù cái giá đó có khó chấp nhận đến mức nào, thì vì sống sót, những bá tánh bình thường đó cũng chỉ có thể cắn răng mà chấp nhận.
Còn lương thực, nguồn sống căn bản của người dân, hiện tại dù có tiền cũng chưa chắc đã mua được. Thậm chí đã có nguyên tắc, mỗi ngày, cửa hàng lương thực chỉ bán ra một số lượng lương thực giới hạn nhất định. Bao nhiêu người vì muốn mua số lương thực giới hạn đó, mặc cái áo bông dày nhất trong nhà, đắp cái chăn bông dày nhất, đứng xếp hàng trước cửa hàng lương thực, chỉ sợ không mua được.
Vốn dĩ huyện thành luôn yên bình, thì nay trong thị trấn, mỗi ngày đều phát sinh tranh chấp ầm ĩ về lương thực và than đá. Những nhóm khất cái sống hoàn toàn dựa vào sự hảo tâm của người khác, rốt cuộc không xin được lương thực với tiền bạc, vì sinh tồn, bí quá hóa liều, bọn họ liền liên hợp lại, theo dõi những nhà còn dư lương thực, lại không có thanh niên trai tráng trong gia đình, mà cướp bóc. Trong khoảng thời gian ngắn, trật tự trong thành trở nên hỗn loạn. Cuối cùng, Huyện lệnh phải trực tiếp hạ trọng hình, chém giết một đám khất cái cướp bóc ở cửa chợ, mới áp xuống được cái không khí nhiễu loạn này.
Nhưng nếu vấn đề lương thực còn không được giải quyết, những xung đột đang bị áp chế này, sớm muộn gì cũng sẽ bùng nổ lần nữa.
Mấy hôm nay, thôn Bình Liễu tiếp đón rất nhiều cô gái đã được gả đến trấn trên hoặc huyện thành, mục đích các nàng đến đây cũng chỉ có một, chính là muốn mượn ít lương thực.
Trước đây, cuộc sống của người dân ở thôn Bình Liễu cũng không khác biệt gì so với những vùng lân cận, bát cơm của người dân đều phụ thuộc vào thời tiết, trong nhà lại đông con, cuộc sống trải qua vô cùng khổ cực, gả con gái cưới con dâu cũng chỉ có thể loanh quanh trong thôn. Nhưng, từ khi danh tiếng của Thiện gia vang xa, theo đó, điều kiện cuộc sống của người dân thôn Bình Liễu cũng phát triển không ngừng, người trong thôn muốn gả con gái hoặc muốn cưới vợ cho con trai đều nằm chiếu trên.
Ai mà không biết rau củ được trồng ở thôn Bình Liễu luôn có hương vị tươi ngon hơn, giá cả của những hoa màu đó đều cao hơn so với những hoa màu do vùng khác trồng. Trong chợ ở trấn trên và huyện thành, chỉ cần treo bảng hoa màu thôn Bình Liễu, rau củ quả trên quầy hàng luôn bán rất đắc. Khi những quầy rau quả bình thường xung quanh chỉ mới bán chưa tới một nửa, thì những rau quả xuất xứ từ thôn Bình Liễu đã bán hết sạch sành sanh.
Kiếm được nhiều tiền, người trong thôn cũng chu cấp cho con gái mình nhiều hơn những thôn khác một chút. Chưa nói đến việc cho của hồi môn nhiều hay ít, hầu như rất ít nhà lấy hết lễ hỏi của nhà chồng, chỉ với điều này thôi, cũng đã khiến những cô nương ở thôn Bình Liễu trở thành những đối tượng tốt để kết thân. Những người tìm đến làm mai, trừ những thôn lân cận ra, cũng có không ít là những gia đình có điều kiện tương đối tốt, ngoài ra còn có rất nhiều “người thành thị” ở trấn trên và huyện thành - những gia đình mà vốn dĩ trước kia chỉ có thể nhìn chứ không thể với tới. Cưới vợ cũng vậy, càng ngày càng có nhiều cô nương trấn trên và huyện thành nguyện ý gả đến trong thôn.
Nhưng hiện tại không giống trước. Lúc trước, những người đó đã làm người trong thôn nở mặt nở mày, khi trở thành người thân thích với người trong thành, thì lần bão tuyết này, bọn họ cần sự tiếp tế, trợ giúp.
Hiện tại, tuyết chỉ mới rơi liên tục cả ngày không lâu. Ở nông thôn, nhà nào cũng dự trữ đủ lương thực cho cả nhà ăn qua hết mùa đông, nhưng trong thành thì không được như thế. Đa số những gia đình ở trấn trên và huyện thành mỗi lần chỉ mua đồ ăn cho dăm bữa, nửa tháng, nên khi các cửa hàng lương thực ở huyện thành đưa ra quy định bán giới hạn gạo và mì, thì trong nhà bắt đầu thiếu thốn lương thực trầm trọng.
Chưa tính đến chuyện giá cả cao cắt cổ, vấn đề mà bọn họ gặp phải lúc này chính là, dù có tiền vẫn không thể mua được lương thực.
Nhưng không thể để gia đình đói chết được. Vì thế, những người có người thân ở nông thôn, bắt đầu suy nghĩ đến số lương thực còn dư mà người thân của mình đang trữ trong nhà.
“Nương, người thương con gái tội nghiệp đi mà, người nhìn cháu ngoại người đi, chẳng lẽ người thật sự có thể đứng yên nhìn nó đói chết sao?”
Hôm nay, nhà họ Tô ở thôn Bình Liễu đặc biệt náo nhiệt. Mấy người cháu gái đã xuất giá, giống như có hẹn trước mà cùng nhau quay về thôn, lời vừa mở miệng chính là nói đến chuyện lương thực.
Ở Tô gia, đồng lứa với Tô Tương thì chỉ có mình nàng là con gái, nhưng 4 ca ca của Tô Tương đều có con gái, trừ cô nương của tứ phòng tuổi nhỏ nhất, những người còn lại đều đã xuất giá. Cháu gái lớn nhất cũng không nhỏ hơn Tô Tương bao nhiêu tuổi, con cái của nàng đều đã sớm đến tuổi làm mai.
Tô Lục Nương là cháu gái hàng thứ 4 ở Tô gia, là con gái nhị phòng. Tô nhị tẩu là người con dâu khôn khéo và biết nặng nhẹ nhất trong 4 nàng dâu Tô gia, dựa vào thanh danh của Thiện gia, nàng đã giúp con gái kiếm được một nhà tốt để bàn việc hôn nhân. Nhà mà Tô Lục Nương gả vào có mở một tiệm tạp hóa ở trấn trên, tuy cửa hàng không tính là lớn, nhưng ít nhất mỗi tháng có thể kiếm được 20 đến 30 lượng bạc, nhiều hơn nhiều so với số tiền mà những người làm nông kiếm được. Tuy rằng, nàng phải gả cho lão nhị tiệm tạp hóa, nhưng dù sao hắn cũng là con út, luôn được trưởng bối trong nhà yêu thương, cho nên chưa chắc lúc phân gia sẽ chịu thiệt.
Tô Lục Nương sinh được hai đứa con trai, một đứa 5 tuổi, một đứa 3 tuổi, đều chưa đến tuổi vỡ lòng. Có lẽ vì mấy ngày nay, người trấn trên đều thắt lưng buộc bụng ăn uống kham khổ, nên mấy đứa cháu trai vốn kháu khỉnh, trắng trẻo, bụ bẫm, giờ đã ốm đi hẳn 1 vòng, cả người uể oải, tinh thần không được tốt.
Tô Thanh Nương và Tô Lam Nương là con gái tam phòng, hai người là tỷ muội song sinh cùng trứng, cũng cùng gả cho đường huynh đệ một nhà. Việc hôn nhân của hai tỷ muội này chính là nhờ Tô Lục Nương bắt cầu, hộ gia đình kia cũng mở một cửa hàng nhỏ ở trấn trên, gia cảnh cũng xem như là giàu có.
So sánh với khó khăn mà người dân thôn Bình Liễu gặp phải, người dân trấn trên với huyện thành lại gặp phải vấn đề phiền toái nhất, chính là việc thiếu lương thực.
Ai cũng không ngờ trận tuyết này lại rơi lâu như vậy, hơn nữa nhìn tình huống bây giờ, chính là không có ý định sẽ ngừng rơi. Nhiệt độ ngày càng giảm, nhu cầu đốt lửa sưởi ấm ngày càng nhiều. Thời tiết như vậy, nếu không đốt lò sưởi, căn bản không có cách nào ngủ được, cho dù chỉ đốt giường sưởi, thì số than củi cũng nhiều không đếm hết.
Dưới nhu cầu như vậy, giá cả của than đá củi lửa và bông ở huyện thành tăng cao, nhưng đối mặt với trời đông giá rét, cho dù cái giá đó có khó chấp nhận đến mức nào, thì vì sống sót, những bá tánh bình thường đó cũng chỉ có thể cắn răng mà chấp nhận.
Còn lương thực, nguồn sống căn bản của người dân, hiện tại dù có tiền cũng chưa chắc đã mua được. Thậm chí đã có nguyên tắc, mỗi ngày, cửa hàng lương thực chỉ bán ra một số lượng lương thực giới hạn nhất định. Bao nhiêu người vì muốn mua số lương thực giới hạn đó, mặc cái áo bông dày nhất trong nhà, đắp cái chăn bông dày nhất, đứng xếp hàng trước cửa hàng lương thực, chỉ sợ không mua được.
Vốn dĩ huyện thành luôn yên bình, thì nay trong thị trấn, mỗi ngày đều phát sinh tranh chấp ầm ĩ về lương thực và than đá. Những nhóm khất cái sống hoàn toàn dựa vào sự hảo tâm của người khác, rốt cuộc không xin được lương thực với tiền bạc, vì sinh tồn, bí quá hóa liều, bọn họ liền liên hợp lại, theo dõi những nhà còn dư lương thực, lại không có thanh niên trai tráng trong gia đình, mà cướp bóc. Trong khoảng thời gian ngắn, trật tự trong thành trở nên hỗn loạn. Cuối cùng, Huyện lệnh phải trực tiếp hạ trọng hình, chém giết một đám khất cái cướp bóc ở cửa chợ, mới áp xuống được cái không khí nhiễu loạn này.
Nhưng nếu vấn đề lương thực còn không được giải quyết, những xung đột đang bị áp chế này, sớm muộn gì cũng sẽ bùng nổ lần nữa.
Mấy hôm nay, thôn Bình Liễu tiếp đón rất nhiều cô gái đã được gả đến trấn trên hoặc huyện thành, mục đích các nàng đến đây cũng chỉ có một, chính là muốn mượn ít lương thực.
Trước đây, cuộc sống của người dân ở thôn Bình Liễu cũng không khác biệt gì so với những vùng lân cận, bát cơm của người dân đều phụ thuộc vào thời tiết, trong nhà lại đông con, cuộc sống trải qua vô cùng khổ cực, gả con gái cưới con dâu cũng chỉ có thể loanh quanh trong thôn. Nhưng, từ khi danh tiếng của Thiện gia vang xa, theo đó, điều kiện cuộc sống của người dân thôn Bình Liễu cũng phát triển không ngừng, người trong thôn muốn gả con gái hoặc muốn cưới vợ cho con trai đều nằm chiếu trên.
Ai mà không biết rau củ được trồng ở thôn Bình Liễu luôn có hương vị tươi ngon hơn, giá cả của những hoa màu đó đều cao hơn so với những hoa màu do vùng khác trồng. Trong chợ ở trấn trên và huyện thành, chỉ cần treo bảng hoa màu thôn Bình Liễu, rau củ quả trên quầy hàng luôn bán rất đắc. Khi những quầy rau quả bình thường xung quanh chỉ mới bán chưa tới một nửa, thì những rau quả xuất xứ từ thôn Bình Liễu đã bán hết sạch sành sanh.
Kiếm được nhiều tiền, người trong thôn cũng chu cấp cho con gái mình nhiều hơn những thôn khác một chút. Chưa nói đến việc cho của hồi môn nhiều hay ít, hầu như rất ít nhà lấy hết lễ hỏi của nhà chồng, chỉ với điều này thôi, cũng đã khiến những cô nương ở thôn Bình Liễu trở thành những đối tượng tốt để kết thân. Những người tìm đến làm mai, trừ những thôn lân cận ra, cũng có không ít là những gia đình có điều kiện tương đối tốt, ngoài ra còn có rất nhiều “người thành thị” ở trấn trên và huyện thành - những gia đình mà vốn dĩ trước kia chỉ có thể nhìn chứ không thể với tới. Cưới vợ cũng vậy, càng ngày càng có nhiều cô nương trấn trên và huyện thành nguyện ý gả đến trong thôn.
Nhưng hiện tại không giống trước. Lúc trước, những người đó đã làm người trong thôn nở mặt nở mày, khi trở thành người thân thích với người trong thành, thì lần bão tuyết này, bọn họ cần sự tiếp tế, trợ giúp.
Hiện tại, tuyết chỉ mới rơi liên tục cả ngày không lâu. Ở nông thôn, nhà nào cũng dự trữ đủ lương thực cho cả nhà ăn qua hết mùa đông, nhưng trong thành thì không được như thế. Đa số những gia đình ở trấn trên và huyện thành mỗi lần chỉ mua đồ ăn cho dăm bữa, nửa tháng, nên khi các cửa hàng lương thực ở huyện thành đưa ra quy định bán giới hạn gạo và mì, thì trong nhà bắt đầu thiếu thốn lương thực trầm trọng.
Chưa tính đến chuyện giá cả cao cắt cổ, vấn đề mà bọn họ gặp phải lúc này chính là, dù có tiền vẫn không thể mua được lương thực.
Nhưng không thể để gia đình đói chết được. Vì thế, những người có người thân ở nông thôn, bắt đầu suy nghĩ đến số lương thực còn dư mà người thân của mình đang trữ trong nhà.
“Nương, người thương con gái tội nghiệp đi mà, người nhìn cháu ngoại người đi, chẳng lẽ người thật sự có thể đứng yên nhìn nó đói chết sao?”
Hôm nay, nhà họ Tô ở thôn Bình Liễu đặc biệt náo nhiệt. Mấy người cháu gái đã xuất giá, giống như có hẹn trước mà cùng nhau quay về thôn, lời vừa mở miệng chính là nói đến chuyện lương thực.
Ở Tô gia, đồng lứa với Tô Tương thì chỉ có mình nàng là con gái, nhưng 4 ca ca của Tô Tương đều có con gái, trừ cô nương của tứ phòng tuổi nhỏ nhất, những người còn lại đều đã xuất giá. Cháu gái lớn nhất cũng không nhỏ hơn Tô Tương bao nhiêu tuổi, con cái của nàng đều đã sớm đến tuổi làm mai.
Tô Lục Nương là cháu gái hàng thứ 4 ở Tô gia, là con gái nhị phòng. Tô nhị tẩu là người con dâu khôn khéo và biết nặng nhẹ nhất trong 4 nàng dâu Tô gia, dựa vào thanh danh của Thiện gia, nàng đã giúp con gái kiếm được một nhà tốt để bàn việc hôn nhân. Nhà mà Tô Lục Nương gả vào có mở một tiệm tạp hóa ở trấn trên, tuy cửa hàng không tính là lớn, nhưng ít nhất mỗi tháng có thể kiếm được 20 đến 30 lượng bạc, nhiều hơn nhiều so với số tiền mà những người làm nông kiếm được. Tuy rằng, nàng phải gả cho lão nhị tiệm tạp hóa, nhưng dù sao hắn cũng là con út, luôn được trưởng bối trong nhà yêu thương, cho nên chưa chắc lúc phân gia sẽ chịu thiệt.
Tô Lục Nương sinh được hai đứa con trai, một đứa 5 tuổi, một đứa 3 tuổi, đều chưa đến tuổi vỡ lòng. Có lẽ vì mấy ngày nay, người trấn trên đều thắt lưng buộc bụng ăn uống kham khổ, nên mấy đứa cháu trai vốn kháu khỉnh, trắng trẻo, bụ bẫm, giờ đã ốm đi hẳn 1 vòng, cả người uể oải, tinh thần không được tốt.
Tô Thanh Nương và Tô Lam Nương là con gái tam phòng, hai người là tỷ muội song sinh cùng trứng, cũng cùng gả cho đường huynh đệ một nhà. Việc hôn nhân của hai tỷ muội này chính là nhờ Tô Lục Nương bắt cầu, hộ gia đình kia cũng mở một cửa hàng nhỏ ở trấn trên, gia cảnh cũng xem như là giàu có.
Bạn cần đăng nhập để bình luận