[Làm Giàu] Xuyên Thành Chính Thất Vai Ác Của Thế Tử Bị Lưu Đày

Chuong 677: Chien Tranh Bat Dau (7)

Chuong 677: Chien Tranh Bat Dau (7)Chuong 677: Chien Tranh Bat Dau (7)
Mà chuyến này Đại Yến một hơi điều hơn ba vạn quân, do Hoàng Hiên Vân, người xưa nay có tiếng là tướng giỏi của Đại Yến chỉ huy. Những người này quanh năm thao luyện trong hoàn cảnh rừng thiên nước độc, kinh nghiệm phong phú về tác chiến ở địa hình núi non. Người nào cũng có kỹ năng chiến đấu linh hoạt nên rất khó chơi. Họ cũng không đối chiến chính diện với lính gác biên giới mà chỉ thường xuyên gây rối. Trong lúc nhất thời lại khiến An Tây đô hộ phủ bên này lâm vào khổ chiến, không thể không khẩn cấp điều binh từ Bắc Đình sang hỗ trợ.
Một khi chiến tranh nổ ra, hoa nở khắp nơi. Luân Đài phải mất gần ba tháng mới đuổi được những người đó ra khỏi Gia Dụ Quan. Tin tức truyên đến trấn Đông Hương đã là cuối tháng 8, lúc đó Diệp Giai còn đang quan tâm vấn đề hái bông và may áo bông.
Mặc dù quân Trung Nguyên đã bị đánh đuổi khỏi Gia Dục Quan nhưng vẫn để lại nhiều thương vong. Một vạn binh lực tổn thất còn dưới năm ngàn, thương vong nặng nề.
Luân Đài thương vong không nhỏ, quân Đại Yến thì càng thảm trọng. Lý Văn Trúc không hổ là đệ nhất mãnh tướng Tây Bắc, phong cách tác chiến cương mãnh hung tàn, hạ thủ không chút lưu tình. Một vạn đấu năm vạn binh lực, mạnh mẽ đánh cho năm vạn binh lực triều đình thu nhỏ lại chỉ còn một vạn hai. Mà những binh lính này đã cầm cự bốn tháng ở Gia Dục Quan, trận chiến dai dẳng khiến họ kiệt sức. Càng về sau càng không thể tiếp tục, ước gì có thể vứt mũ vứt giáp. Nếu không phải triều đình có lệnh không lùi, họ đã sớm lui vê cửa quan.
Song phương giằng co ở cổng thành Ung Châu, quân của Luân Đài đã vượt qua Gia Dục Quan từ lâu, kiếm chỉ Ung Châu.
Đúng như dự đoán, Thứ sử Ung Châu đã mang theo gia quyến bỏ trốn trước khi quân binh kịp đánh tới cửa phủ của ông ta.
Giống hệt cảnh tượng Đột Quyết xâm lược ở kiếp trước, ném thành chạy vội, không có điểm mấu chốt gì đáng nói. Thứ sử Ung Châu vừa chạy trốn, sĩ khí vốn đã tán loạn lại càng tan thành cát vụn. Lý Văn Trúc không tốn chút sức nào đoạt được Ung Châu. Một vạn hai ngàn tù binh bó tay chịu trói, Bắc Đình rốt cục có cơ hội thở dốc.
Cuối tháng chín trấn Lý Bắc lại có tin truyên đến, phía tây bắc có binh Đột Quyết nóng lòng muốn xuôi nam.
Cùng lúc đó, Lĩnh Nam bỗng có dấu hiệu tăng binh. Tình thế lập tức trở nên nguy cấp.
Diệp Gia không thể không tạm thời dừng kinh doanh cửa hàng, bí mật xếp người vận chuyển quân nhu đến An Tây đô hộ phủ và trấn Lý Bắc. Đây là chỗ bất tiện của vùng Tây Bắc, tháng chín vừa qua, đầu tháng mười đã vào đông.
Thời tiết lạnh lẽo, chính là trời đông giá rét. Khi trận tuyết đầu tiên rơi xuống, phải đối mặt với tuyết lớn phủ kín núi, thiếu ăn thiếu mặc và đói khổ lạnh lẽo. Bây giờ còn chưa tới thời điểm trời lạnh nhất, Diệp Gia không thể không vận chuyển lương thảo đến trấn Lý Bắc trước.
Theo lý thuyết, năm ngoái Đại Yến mới đánh một trận với Đột Quyết. Binh Đột Quyết bị quân phòng thủ biên giới của Đại Yến làm trọng thương, tử thương gần sáu vạn người. Chỉ không đến một năm, căn bản không đủ thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Bây giờ lại tái phạm, e là bị người xúi giục rồi. Diệp Gia thầm nghĩ hoàng đế Đại Yến chẳng lẽ lại ngu xuẩn đến nước này, chủ động mời gọi bè phái xâm lược bên ngoài.
Nhưng nghĩ lại, vị hoàng đế này chuyện hoang đường gì cũng làm được, mời Đột Quyết xuất binh có vẻ cũng không kỳ lạ.
Lý Văn Trúc mặc dù chiếm được Ung Châu, nhưng nguyên khí đại thương. Binh lực chiếm cứ Ung Châu, tạm thời nghỉ ngơi lấy lại sức. Mà An Tây đô hộ phủ bên này, Chu Cảnh Sâm và Hoàng Hiên Vân đang giằng co, song phương cố thủ ở biên giới Thổ Dục Hồn, không được tiến thêm một tấc.
Thời tiết càng lúc càng lạnh, trận tuyết đầu tiên rơi vào giữa tháng 10.
Tuyết rơi, qua một đêm đã đổi mùa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận