Hán Hương
Q1 - Chương 020: Đại vương phái ta đi tuần núi. (1)
Mùa đông trong núi yên tĩnh tường hòa, tàn tuyết biến thành băng, vụ lam bao phủ khắp nơi, cảnh tượng huyền ảo tựa bồng lai tiên cảnh.
Một thiếu niên áo da cổ cao che kín mặt chỉ lộ ra đôi mắt sáng như sao đột nhiên từ một con đường nhỏ lao ra, không đợi đứng vững, y chân dẫm trên mặt đất phát lực, đập vỡ băng vụn, người hơi ngả về phía trước, cẳng chân cong lại, thân thể lao vọt đi như mũi tên.
Tiếp ngay đó là con hổ vằn âm thầm xuất hiện, thân hình to lớn của nó vọt lên không, làm rụng mấy chiếc lá sót lại trên cành.
Móng hổ sắp chạm vào lưng thiếu niên, thiếu niên không kinh hoàng, thân thể đang lao vun vút về phía trước đột ngột bẻ ngoặt cực gắt, làm con hổ vồ hụt.
Nhìn con hổ xô thẳng vào đống cỏ khô, thiếu niên cười lớn, chân không ngừng nghỉ chạy về cuối con đường nhỏ.
Con hổ nhô đầu khỏi đống cỏ khô, nó giận cá chém thớt vung tay vả cho con hươu sao đứng bên xem náo nhiệt một phát, gầm gừ đuổi theo bóng lưng thiếu niên.
Nhà đá ở ngay phía trước rồi, Vân Lang lại lần nữa tăng tốc, bất kể thế nào hôm nay y cũng không thể để cho Đại Vương liếm mặt, con khốn đó hôm qua săn được một con lợn rừng, ăn hết cả đống nội tạng có phân chưa bài tiết ra ngoài.
Hổ khiếu sơn lâm tuyệt đối không khoa trương, đằng sau truyền tới tiếng gầm có thể khiến người kinh hồn táng đởm, hơi thở của Vân Lang loạn ngay, bước chân bất giác chậm lại một nhịp, hơi thở loạn là rất dễ mất sức, toàn bộ chuyển động mất đi hài hòa nhịp nhàng, Vân Lang biết Đại Vương chơi xấu.
Còn chưa đợi y điều chỉnh lại, một cơn gió mảnh cuốn tới đẩy y về phía trước, trọng tâm mất, thuận theo lực đạo đó ngã xuống đất.
Vân Lang tức tốc cuộn mình lại, một cái móng lớn dính đầy bùn đất đặt lên đầu y.
Đại Vương thuần thục lật Vân Lang lại, cái đầu to tổ chảng của nó dí sát tới, thè cái lưỡi đỏ rực mang cái gai trắng bắt đầu liếm mỡ lợn trên mặt Vân Lang.
Liếm hết mỡ lợn rồi, Đại Vương không hứng thú với Vân Lang nữa, lười nhác ngồi một bên, há miệng ngáp một cái lớn, bụng phập phồng liên tục, vừa rồi vận động kịch liệt với nó mà nói cũng không nhẹ nhõm.
“ Mẹ mày chứ, chơi xấu đi đường tắt.” Vân Lang phẫn nộ bật dậy rống thẳng vào mặt Đại Vương:
Đại Vương cũng há mồm rống trả.
Vân Lang đá đít nó, đe dọa:” Tao không làm thịt kho nữa, có tí đường mà mày còn chơi bẩn.”
Đại Vương cũng biết đuối lý, thế là nó dùng đầu cọ sườn Vân Lang như chó con, Vân Lang bực bội đẩy nó ra, huýt sáo một cái, con hươu nãy bị Đại Vương vả lăn ra đất liền không nằm ăn vạ nữa, lọc cọc chạy tới bên cạnh y.
Vụ xanh rất đẹp, nhưng mà nó dính lên da thịt lộ ra ngoài thì đau như kim châm vậy.
Vân Lang nhanh chân chạy, muốn mau chóng về căn nhà đá ấm áp, cái thời tiết quái quỷ này, nếu như không bị Thái Tể bôi mỡ lên mặt ném ra ngoài, bất kể thế nào y cũng không tự ngược như thế.
Vừa sáng sớm bị ông ta đá ra khỏi cửa, trở về thấy trong nhà vô cùng quái dị.
Thái Tể ngồi ngay ngắn bên bếp lửa, đầu đội mũ trắng làm bằng da hươu, người mặc đồ tang, hông buộc đai gai, tay cầm trượng gỗ, uy nghiêm như vị thần.
Thấy Vân Lang dẫn hổ và hươu về, chỉ một bộ quần áo màu vàng nhạt, ý bảo y mặc.
“ Hôm nay là ngày chá tế, ta thay đại vương tế thiên, ngươi thay dân phục đi.” Thái Tể giọng trang trọng:
Vân Lang gật đầu, không nửa phần do dự mặc vào bộ y phục màu khó coi, đội đấu lạp, hai thứ này tượng trưng cho cỏ cây sau mùa thu.
Cách nói thảo dân chính là có phần nhân tố này.
Đế quốc Đại Tần không có khái niệm năm mới, mỗi năm bắt đầu vào tháng mười, tháng chín coi như kết thúc một năm.
Vốn trước kia không phải thế, nhưng Tần Thủy Hoàng tin theo thuyết ( Ngũ Đức chung thủy) của Trâu Diễn mới biến thành ra thế này.
Đó là tiêu chuẩn dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây nông nghiệp mà làm lịch, chá tế là cũng tế cuối năm.
Vân Lang thấy nhập gia tùy tục rất quan trọng, không cần thiết nhất định phải ăn năm mới vào thời này.
Nơi này chỉ có hai người, Thái Tể đóng vai hoàng đế, Vân Lang đành đóng vai thảo dân, còn một nhân vật quan trọng khác là thi, ngày xưa cúng tế, thường dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương nhập vào đấy gọi là thi, đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào. Không có đứa bé nào ở đây, đành giao cho Đại Vương.
“ Thổ phản kỳ trạch. ( Đất chớ chạy lung tung, ngoan ngoãn ở dưới nền nhà)”
“Thủy quy kỳ hác ( Nước đều phải quay về khe, đừng có tràn ra)”
“Trùng sùng vật tác ( Sâu hại chết cả đi)”
“Thảo mộc quy kỳ trạch ( Cỏ dại, bụi gai, mời mọc ở trong nước, đừng tới ruộng).”
Nghi thức vô cùng đơn giản, Thái Tể xướng một câu, Vân Lang xướng theo, cuối cùng hai người hợp xướng, coi như kết thúc.
Đại Vương là thoải mái nhất, tuy đầu đội kinh quan làm nó trông rất ngu, nhưng cái bàn trước đầu nó lại chất đống thịt lợn do Thái Tể chuẩn bị.
Thi là mắt xích quan trọng nhất trong chá tế.
Đó là bởi vì quỷ thần vô hình, khi họ quay về ngồi nhà trước khi sống, ngẩng đầu nhìn ngói, cúi đầu nhìn bàn, những đồ đạc cũ vẫn còn đây, mình thì không còn nữa, nên thấy trống rỗng tịch mịch, "thi" tức là xác, sẽ để họ nhập vào ăn uống.
Tóm lại trong các hoạt động chá tế, Đại Vương sướng nhất.
Theo như lời nói đầy bi thương của Thái Tể, đợi tế tự kết thúc, âm nhạc tạm dừng, chúc quan tuyên bố tế lễ hoàn thành, thần linh đều uống say liền phải về trời cùng linh hồn tổ tiên.
Bào trù, thị nữ sẽ rút đồ cúng, mọi người bắt đầu chuẩn bị yến tiệc.
Bởi thế ông ta còn hát một bài tiễn linh dài mà Vân Lang tạm thời chưa hiểu.
Đã hưởng thụ cuộc sống sung túc, khó mà nhai rau nuốt cám được, Vân Lang cùng Thái Tể uống một bát nước chua lè gọi là rượu, sau đó vùi đầu ăn uống, nghe Thái Tể kể lại chuyện cũ.
“ Thời ta còn để chỏm, tổ phụ chưa mất, đồng phó hơn trăm, mỗi lần chá tế, cả nhà huyên náo rộn ràng. Chá tế long trọng chứ chẳng thảm như chúng ta bây giờ ... Tổ phụ uống say thống khổ đấm ngực, khách khứa không ai là không thống hận Triệu Cao. Chặt đứt cơ nghiệp Đại Tần ta chính là Triệu Cao đó, hại hai trăm quan ải Đại Tần ta rơi vào tay địch, chính là Chương Hàm đó, hai kẻ này là quốc tặc, bọn chúng phải tuyệt tử tuyệt tôn …”
“ Vân Lang à, nhớ kỹ, ngày gặp hậu duệ hai tên ác tặc này, tru di, tru di nhớ chưa?”
Thái Tể nói câu nào, Vân Lang đồng ý câu đó, tóm lại là con cháu Hạng Vũ, Triệu Cao, Chương Hàm không chết trong nhà xí thì cũng chết giữa đường.
Vân Lang rất có kinh nghiệm bồi tiếp người uống say, lúc này lời họ nói chả khác nào đánh rắm, chỉ cần gật đầu, bọn họ được hơi men thúc đẩy, càng kể ra nhiều bí mật chôn dấu trong lòng.
Thế nhưng Vân Lang không dám mượn rượu dụ ông ta nói.
Trời mới biết thứ rượu còn nhạt hơn là rượu nếp này có làm Thái Tể say được không, ông ta lại mượn hơi rượu dụ lại y thì phiền.
Một thiếu niên áo da cổ cao che kín mặt chỉ lộ ra đôi mắt sáng như sao đột nhiên từ một con đường nhỏ lao ra, không đợi đứng vững, y chân dẫm trên mặt đất phát lực, đập vỡ băng vụn, người hơi ngả về phía trước, cẳng chân cong lại, thân thể lao vọt đi như mũi tên.
Tiếp ngay đó là con hổ vằn âm thầm xuất hiện, thân hình to lớn của nó vọt lên không, làm rụng mấy chiếc lá sót lại trên cành.
Móng hổ sắp chạm vào lưng thiếu niên, thiếu niên không kinh hoàng, thân thể đang lao vun vút về phía trước đột ngột bẻ ngoặt cực gắt, làm con hổ vồ hụt.
Nhìn con hổ xô thẳng vào đống cỏ khô, thiếu niên cười lớn, chân không ngừng nghỉ chạy về cuối con đường nhỏ.
Con hổ nhô đầu khỏi đống cỏ khô, nó giận cá chém thớt vung tay vả cho con hươu sao đứng bên xem náo nhiệt một phát, gầm gừ đuổi theo bóng lưng thiếu niên.
Nhà đá ở ngay phía trước rồi, Vân Lang lại lần nữa tăng tốc, bất kể thế nào hôm nay y cũng không thể để cho Đại Vương liếm mặt, con khốn đó hôm qua săn được một con lợn rừng, ăn hết cả đống nội tạng có phân chưa bài tiết ra ngoài.
Hổ khiếu sơn lâm tuyệt đối không khoa trương, đằng sau truyền tới tiếng gầm có thể khiến người kinh hồn táng đởm, hơi thở của Vân Lang loạn ngay, bước chân bất giác chậm lại một nhịp, hơi thở loạn là rất dễ mất sức, toàn bộ chuyển động mất đi hài hòa nhịp nhàng, Vân Lang biết Đại Vương chơi xấu.
Còn chưa đợi y điều chỉnh lại, một cơn gió mảnh cuốn tới đẩy y về phía trước, trọng tâm mất, thuận theo lực đạo đó ngã xuống đất.
Vân Lang tức tốc cuộn mình lại, một cái móng lớn dính đầy bùn đất đặt lên đầu y.
Đại Vương thuần thục lật Vân Lang lại, cái đầu to tổ chảng của nó dí sát tới, thè cái lưỡi đỏ rực mang cái gai trắng bắt đầu liếm mỡ lợn trên mặt Vân Lang.
Liếm hết mỡ lợn rồi, Đại Vương không hứng thú với Vân Lang nữa, lười nhác ngồi một bên, há miệng ngáp một cái lớn, bụng phập phồng liên tục, vừa rồi vận động kịch liệt với nó mà nói cũng không nhẹ nhõm.
“ Mẹ mày chứ, chơi xấu đi đường tắt.” Vân Lang phẫn nộ bật dậy rống thẳng vào mặt Đại Vương:
Đại Vương cũng há mồm rống trả.
Vân Lang đá đít nó, đe dọa:” Tao không làm thịt kho nữa, có tí đường mà mày còn chơi bẩn.”
Đại Vương cũng biết đuối lý, thế là nó dùng đầu cọ sườn Vân Lang như chó con, Vân Lang bực bội đẩy nó ra, huýt sáo một cái, con hươu nãy bị Đại Vương vả lăn ra đất liền không nằm ăn vạ nữa, lọc cọc chạy tới bên cạnh y.
Vụ xanh rất đẹp, nhưng mà nó dính lên da thịt lộ ra ngoài thì đau như kim châm vậy.
Vân Lang nhanh chân chạy, muốn mau chóng về căn nhà đá ấm áp, cái thời tiết quái quỷ này, nếu như không bị Thái Tể bôi mỡ lên mặt ném ra ngoài, bất kể thế nào y cũng không tự ngược như thế.
Vừa sáng sớm bị ông ta đá ra khỏi cửa, trở về thấy trong nhà vô cùng quái dị.
Thái Tể ngồi ngay ngắn bên bếp lửa, đầu đội mũ trắng làm bằng da hươu, người mặc đồ tang, hông buộc đai gai, tay cầm trượng gỗ, uy nghiêm như vị thần.
Thấy Vân Lang dẫn hổ và hươu về, chỉ một bộ quần áo màu vàng nhạt, ý bảo y mặc.
“ Hôm nay là ngày chá tế, ta thay đại vương tế thiên, ngươi thay dân phục đi.” Thái Tể giọng trang trọng:
Vân Lang gật đầu, không nửa phần do dự mặc vào bộ y phục màu khó coi, đội đấu lạp, hai thứ này tượng trưng cho cỏ cây sau mùa thu.
Cách nói thảo dân chính là có phần nhân tố này.
Đế quốc Đại Tần không có khái niệm năm mới, mỗi năm bắt đầu vào tháng mười, tháng chín coi như kết thúc một năm.
Vốn trước kia không phải thế, nhưng Tần Thủy Hoàng tin theo thuyết ( Ngũ Đức chung thủy) của Trâu Diễn mới biến thành ra thế này.
Đó là tiêu chuẩn dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây nông nghiệp mà làm lịch, chá tế là cũng tế cuối năm.
Vân Lang thấy nhập gia tùy tục rất quan trọng, không cần thiết nhất định phải ăn năm mới vào thời này.
Nơi này chỉ có hai người, Thái Tể đóng vai hoàng đế, Vân Lang đành đóng vai thảo dân, còn một nhân vật quan trọng khác là thi, ngày xưa cúng tế, thường dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương nhập vào đấy gọi là thi, đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào. Không có đứa bé nào ở đây, đành giao cho Đại Vương.
“ Thổ phản kỳ trạch. ( Đất chớ chạy lung tung, ngoan ngoãn ở dưới nền nhà)”
“Thủy quy kỳ hác ( Nước đều phải quay về khe, đừng có tràn ra)”
“Trùng sùng vật tác ( Sâu hại chết cả đi)”
“Thảo mộc quy kỳ trạch ( Cỏ dại, bụi gai, mời mọc ở trong nước, đừng tới ruộng).”
Nghi thức vô cùng đơn giản, Thái Tể xướng một câu, Vân Lang xướng theo, cuối cùng hai người hợp xướng, coi như kết thúc.
Đại Vương là thoải mái nhất, tuy đầu đội kinh quan làm nó trông rất ngu, nhưng cái bàn trước đầu nó lại chất đống thịt lợn do Thái Tể chuẩn bị.
Thi là mắt xích quan trọng nhất trong chá tế.
Đó là bởi vì quỷ thần vô hình, khi họ quay về ngồi nhà trước khi sống, ngẩng đầu nhìn ngói, cúi đầu nhìn bàn, những đồ đạc cũ vẫn còn đây, mình thì không còn nữa, nên thấy trống rỗng tịch mịch, "thi" tức là xác, sẽ để họ nhập vào ăn uống.
Tóm lại trong các hoạt động chá tế, Đại Vương sướng nhất.
Theo như lời nói đầy bi thương của Thái Tể, đợi tế tự kết thúc, âm nhạc tạm dừng, chúc quan tuyên bố tế lễ hoàn thành, thần linh đều uống say liền phải về trời cùng linh hồn tổ tiên.
Bào trù, thị nữ sẽ rút đồ cúng, mọi người bắt đầu chuẩn bị yến tiệc.
Bởi thế ông ta còn hát một bài tiễn linh dài mà Vân Lang tạm thời chưa hiểu.
Đã hưởng thụ cuộc sống sung túc, khó mà nhai rau nuốt cám được, Vân Lang cùng Thái Tể uống một bát nước chua lè gọi là rượu, sau đó vùi đầu ăn uống, nghe Thái Tể kể lại chuyện cũ.
“ Thời ta còn để chỏm, tổ phụ chưa mất, đồng phó hơn trăm, mỗi lần chá tế, cả nhà huyên náo rộn ràng. Chá tế long trọng chứ chẳng thảm như chúng ta bây giờ ... Tổ phụ uống say thống khổ đấm ngực, khách khứa không ai là không thống hận Triệu Cao. Chặt đứt cơ nghiệp Đại Tần ta chính là Triệu Cao đó, hại hai trăm quan ải Đại Tần ta rơi vào tay địch, chính là Chương Hàm đó, hai kẻ này là quốc tặc, bọn chúng phải tuyệt tử tuyệt tôn …”
“ Vân Lang à, nhớ kỹ, ngày gặp hậu duệ hai tên ác tặc này, tru di, tru di nhớ chưa?”
Thái Tể nói câu nào, Vân Lang đồng ý câu đó, tóm lại là con cháu Hạng Vũ, Triệu Cao, Chương Hàm không chết trong nhà xí thì cũng chết giữa đường.
Vân Lang rất có kinh nghiệm bồi tiếp người uống say, lúc này lời họ nói chả khác nào đánh rắm, chỉ cần gật đầu, bọn họ được hơi men thúc đẩy, càng kể ra nhiều bí mật chôn dấu trong lòng.
Thế nhưng Vân Lang không dám mượn rượu dụ ông ta nói.
Trời mới biết thứ rượu còn nhạt hơn là rượu nếp này có làm Thái Tể say được không, ông ta lại mượn hơi rượu dụ lại y thì phiền.
Bạn cần đăng nhập để bình luận