Đạo Quân

Chương 46: Người Này Không Đơn Giản (2)

- Tiên sinh, điều này, ta cũng rất tò mò. Mới đầu ta còn tưởng rằng mình nhìn nhầm, may mắn ta vẫn đội nón sa nên có thể quan sát kỹ được. Sau nhiều lần chú ý, ta biết cảm giác của mình không lầm. Đường Nghi đối diện hắn bị chột dạ. 
Thương Triêu Tông và Lam Như Đình nhìn nhau, cùng quay sang nhìn Ngưu Hữu Đạo đang ngồi xếp bằng trên mặt đất, một tay cầm canh nóng một tay cầm lương khô vừa uống vừa gặm bên đống lửa cười cười nói nói với mọi người ta có vẻ khá thoải mái. 
- Đào hoa ổ lý đào hoa am, 
Đào hoa am hạ đào hoa tiên. 
Đào hoa tiên nhân chủng đào thụ, 
Hựu trích đào hoa hoán tửu tiền… 
Tiếng ngâm thơ thanh thúy mềm mại kéo hai người quay lại, nhìn Thương Thục Thanh, khá ngạc nhiên. 
Thương Thục Thanh hơi nhíu mày suy tư đọc lại bài thơ trong trí nhớ: 
- Tửu tỉnh chích tại hoa tiền tọa, 
Tửu túy hoàn lai hoa hạ miên. 
Bán tỉnh bán túy nhật phục nhật, 
Hoa lạc hoa khai niên phục niên. 
Đãn nguyện lão tử hoa tửu gian, 
Bất nguyện cúc cung xa mã tiền. 
Xa trần mã túc hiển giả thế, 
Tửu trản hoa chi ẩn sĩ duyên. 
Nhược tương hiển giả bỉ ẩn sĩ, 
Nhất tại bình địa nhất tại thiên. 
Nhược tương hoa tửu bỉ xa mã, 
Bỉ hà lục lục ngã hà nhàn. 
Biệt nhân tiếu ngã thái phong điên, 
Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên. 
Bất kiến ngũ lăng hào kiệt mộ, 
Vô hoa vô tửu sừ tác điền! 
Nàng vốn thông minh, có thể nhìn một cái là nhớ, đương nhiên trí nhớ siêu quần. Ngưu Hữu Đạo chỉ đọc bài thơ này có một lần, nàng ta cũng chỉ nghe có một lần nhưng đã thuộc. Đọc xong liền nhìn phản ứng của hai người. 
Thương Triêu Tông cười ha ha: 
- Đây là bài thơ Thanh Nhi mới sáng tác sao? 
Tửu tỉnh chích tại hoa tiền tọa, 
Tửu túy hoàn lai hoa hạ miên… 
A, thơ hay, nghe rất tiêu dao nhưng khá lười nhác. Đây là cuộc sống Thanh Nhi mong muốn sao? 
Thương Thục Thanh lắc đầu, lại quay sang xem phản ứng của Lam Như Đình. 
Lam Như Đình suy nghĩ một lúc mới chầm chậm nhận xét: 
- Ta đã từng bái phỏng nơi Đông Quách tiên sinh thanh tu, trước cửa có một gốc đào ngàn năm, bất kể xuân hạ thu đông, hoa đào vẫn luôn rực rỡ, vĩnh viễn không tàn lụi, rất thần kỳ, cũng rất ấn tượng. Quận chúa đột nhiên đọc bài thơ này, có phải là ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy Ngưu Hữu Đạo không? 
Nàng lắc đầu: 
- Thơ này không phải ta làm, là Ngưu Hữu Đạo làm. Khi ấy, ta theo Đường Nghi đến Đào Hoa Nguyên. Ngưu Hữu Đạo đang lười nhác nằm trên ghế dài mơ màng ngủ dưới gốc đào. Khi được biết đây chính là pháp sư sẽ đi cùng chúng ta, thực ra ta cũng không vui. Nhìn hắn trẻ thế là biết bọn họ muốn lừa gạt chúng ta rồi, vô tâm như vậy, cưỡng cầu cũng vô dụng. Khi ta đang định trả lại kiếm cáo từ, ai ngờ Ngưu Hữu Đạo lại vặn eo vặn cổ ngâm bài thơ này, tài hoa khiến cho ta phải kinh diễm. Trong thơ, hắn tự khoe mình là cao nhân ẩn sĩ, rất có tài nhưng không gặp thời vậy. Lúc này ta mới kiên nhẫn quan sát tiếp, sau đó nhận ra Đường Nghi có vẻ khác thường, cuối cùng, mới hạ quyết tâm không chẳng bằng có, mời người này xuống núi cùng đi. Đúng rồi, mới đầu hắn rõ ràng không muốn đi theo ta nhưng sau đó không biết Đường Nghi nói với hắn cái gì đó mới chiụ đồng ý. Khi hắn ra đi, Thượng Thanh tông còn chẳng thèm tới từ biệt, chỉ phái một tiểu đệ tử đuổi theo, có vẻ hắn cũng khó sống. 
- A! 
Lam Như Đình vuốt râu liếc nhìn sang Ngưu Hữu Đạo: 
- Nghe Quận chúa nói vậy, thơ này đúng là có vẻ tự khoe mình là cao nhân ẩn sĩ thật. Giờ nghĩ lại mới thấy khí chất của người này cũng thật không bình thường, khá thoải mái thong dong, còn có tài hoa thi từ như vậy, không giống như đệ tử Thượng Thanh tông đã từng gặp trước kia. Thú vị đấy, đợi ta tìm cơ hội thử hắn một chút xem hắn nông sâu thế nào. 
Đêm đó, người nên nghỉ ngơi đều nghỉ ngơi cả, Ngưu Hữu Đạo quan sát cách đội nhân mã này bố trí phòng ngự. Mặc dù năm trăm nhân mã chia ca trực luân phiên nghỉ ngơi canh chừng nhưng xem ra trong vòng vài dặm vuông có xảy ra chuyện gì cũng khó mà thoát khỏi tầm mắt của bên này nên cũng yên tâm hơn chút. 
Trong một tòa trướng bồng, vén rèm lộ ra một khe hở, Lam Như Đình nhìn chằm chằm hành động của Ngưu Hữu Đạo, mỉm cười thầm thì: 
- Thú vị đấy… 
Tản bộ một vòng, Ngưu Hữu Đạo quay về trướng bồng của mình, lấy lá thư ra, mượn ánh lửa bên cạnh, rút bảo kiếm, cẩn thận mở niêm phong, rút tờ giấy bên trong ra, lật qua lật lại nhìn một chút, chỉ là một tờ giấy trắng, một chấm đen cũng không có. 
Hắn giơ lá thư trước đống lửa nhìn thử, lại đặt nó dưới mũi hít hà một hồi, cuối cùng còn thè lưỡi liếm liếm một lúc, thử đủ cách vẫn không có gì. Hắn lo người ta dùng thuốc gì đó giấu chữ đi, nhưng liếm một cái liền hiểu đây là một phong thư giả. 
- Chủ trì Nam Sơn Tự ở núi Tiểu Nam quận Quảng Nghĩa… xem ra lão Đồ nhắc nhở không phải nói bừa, muốn hại lão tử à? Coi lão tử như nặn bằng bùn ra à? 
Ngưu Hữu Đạo lẩm bẩm nhíu mày, nghĩ bụng nếu bị đệ tử Thượng Thanh Tông chú ý tới gây khó dễ thì đúng là phiền phức, dù sao cũng có rất nhiều chuyện hắn không hiểu rõ. Nghĩ đi nghĩ lại một lúc, định ra được chủ ý, hắn gấp tờ giấy trắng lại, bỏ vào trong phong thư. 
Hôm sau, trời mới lờ mờ sáng, đoàn người đã ăn uống xong xuôi chuẩn bị xuất phát. 
Lều vải có người dựng có người thu, ngựa có người chăm có người đưa tới, Ngưu Hữu Đạo không cần lo việc gì, có người phục vụ hết, rõ là một đội quân đã được huấn luyện nghiêm chỉnh mà. 
Đoàn người lại xuất phát rộp rộp phi nhanh, Ngưu Hữu Đạo cũng nhận ra hôm nay khác hôm qua, không ai kẹp hắn vào giữa đội ngũ rồi theo dõi nữa. Chạy được một quãng, đột nhiên hắn ra roi thúc ngựa chạy lên, đi ngang hàng với ba người Thương Triều Tông. 
Ba người nhìn hắn, Ngưu Hữu Đạo gợi chuyện: 
- Vương gia, với thân phận của ngài mà chỉ có năm trăm nhân mã bên cạnh thôi sao? 
- Với phẩm cấp của Bổn vương, nếu không có chức quan, theo tổ chế, chỉ cho phép có năm trăm thân vệ. 
- A, Ra vậy! 
Ngưu Hữu Đạo khẽ gật đầu. Thực ra hắn chỉ muốn lấy cớ thôi, hỏi xong bèn đi luôn trên hàng đầu không lùi lại nữa, đi đằng sau hít bụi thực khó chịu. 
Lam Như Đình chợt cười hỏi: 
- Thứ cho Lam mỗ kiến thức nông cạn, xin hỏi pháp sư, không biết mộ của ngũ lăng hào kiệt ở đâu? 
- A... 
Ngưu Hữu Đạo lập tức hiểu câu hỏi này có liên quan đến bài thơ hoa đào của mình, quay sang nhìn Thương Thục Thanh, nhưng người ta che mặt, không nhìn được phản ứng thế nào, chỉ cười ha ha đáp: 
- Nói linh tinh thôi mà. 
Câu trả lời này thực sự khiến cho Lam Như Đình im lặng, tiếp tục hỏi thăm Ngưu Hữu Đạo về Thượng Thanh tông. Mặc dù hắn ở đó mấy năm trời nhưng căn bản chẳng biết gì, chỉ mượn một câu “một lời khó nói hết” đối phó qua. Thực ra hắn đều nói thật cả nhưng ba người Lam Như Đình đều cho rằng gia hỏa này chẳng có lấy nửa lời nói thật! 
Hết nửa buổi sáng đoàn người qua được núi, vượt hoang nguyên, thuận đường đi tới bên bờ sông, nhìn phong cảnh dọc đường, Ngưu Hữu Đạo suy tư, lục lại trí nhớ. Đến bên kia bờ sông, thấy ba cây đại thụ cứng cáp đứng song song, hắn mới xác nhận sơn thôn năm năm trước hắn rời đi cách nơi này không xa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận